Không nộp thuyết minh báo cáo tài chính có bị phạt không và nếu bị phạt thì mức phạt như thế nào? Thuyết minh báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng và không thể tách rời trong báo cáo tài chính. Việc nộp thuyết minh báo cáo tài chính đúng hạn và đầy đủ là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ này. Các trường hợp này có bị phạt không và xử lý như thế nào?
>> Tham khảo: Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Nghị định 123 và Thông tư 78.
1. Không nộp thuyết minh báo cáo tài chính có bị phạt không?
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 4, Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, việc xử phạt hành vi vi phạm nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:
Phạt 40 triệu đồng – 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định pháp luật.
Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 6, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 2, Điều 5, Nghị định 102/2021/NĐ-CP, cá nhân vi phạm các quy định về không nộp báo cáo tài chính sẽ bị phạt với mức từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Ngoài ra, theo Khoản 5, Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, đối với hành vi không nộp báo cáo tài chính, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Những trường hợp nào không cần nộp thuyết minh báo cáo tài chính
Những trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính.
Những trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính năm, gồm:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (Căn cứ Khoản 1, Điều 18, Thông tư 132/2018/TT – BTC)
Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
(2) Doanh nghiệp thuộc đối tượng phép gộp báo cáo tài chính (Khoản 1, Điều 18, Thông tư 132/2018/TT – BT).
Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì doanh nghiệp được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
>> Tham khảo: Cách tính thuế nhập khẩu.
Theo đó, đối với những doanh nghiệp được cộng kỳ kế toán năm đầu tiên (hoặc năm cuối cùng) với kỳ kế toán kế tiếp (hoặc với kỳ kế toán trước đó). Thì không cần nộp báo cáo tài chính có năm trước.
(3) Doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động (Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP)
Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Như vậy, các trường hợp trên không phải nộp báo cáo tài chính thì cũng sẽ không phải nộp thuyết minh báo cáo tài chính.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính.
Căn cứ tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp Báo cáo tài chính có sự quy định khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nhà nước:
- Đơn vị kế toán: Thời hạn chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý;
- Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
>> Tham khảo: Phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS5VNACCS.
Loại doanh nghiệp khác:
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp không cần nộp báo cáo tài chính theo quy định, doanh nghiệp không nộp thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bị phạt. Mức phạt 40 triệu đồng – 50 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm. Doanh nghiệp, cá nhân phụ trách công việc nộp báo cáo tài chính cần lưu ý thời hạn và nội dung báo cáo để nộp lên cơ quan thuế đúng quy định.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi