Trong nhiều hợp đồng lao động hoặc hợp đồng kinh tế có kèm theo phụ lục hợp đồng. Vậy phụ lục hợp đồng là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách sử dụng phụ lục hợp đồng hợp lý.
Tìm hiểu phụ lục hợp đồng là gì.
1. Phụ lục hợp đồng là gì?
Hiện nay, việc dùng phụ lục hợp đồng trở nên phổ biến và cần thiết hơn do tính chất phức tạp của các giao dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ phụ lục hợp đồng là gì?
Thông qua các quy định về phụ lục hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật lao động 2019 và có thể hiểu như sau:
“Phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, đi kèm với hợp đồng, có chức năng bổ sung, làm rõ hoặc sửa đổi một số điều khoản cụ thể đã được ghi trong hợp đồng”
Việc hiểu rõ về phụ lục hợp đồng sẽ giúp người dùng có thể giao kết hợp đồng thuận lợi, giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải.
Vai trò của phụ lục hợp đồng:
- Làm rõ hợp đồng: Phụ lục giúp làm rõ những điều khoản chưa được quy định cụ thể trong hợp đồng, tránh hiểu nhầm và tranh chấp.
- Căn cứ pháp lý: Phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý, theo đó nội dung của phụ lục hợp đồng còn được dùng làm căn để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn nếu có.
2. Những điều có thể bạn chưa biết về phụ lục hợp đồng
Trên thực tế, có rất ít các quy định về phụ lục hợp đồng, do đó nhiều trường hợp chủ quan khi giao kết hợp đồng dẫn đến rủi ro, gây thiệt hại không chỉ về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, đơn vị.
2.1 Hợp đồng có thể có hoặc không có phụ lục hợp đồng
Căn cứ Khoản 1, Điều 403, Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng”.
Như vậy, khi giao kết hợp đồng, các bên có thể lập phụ lục hợp đồng hoặc không lập phụ lục hợp đồng. Trường hợp các thông tin trong hợp đồng chưa được rõ ràng nên lập phụ lục hợp để làm rõ, tránh trường hợp hiểu sai hoặc xảy ra tranh chấp.
2.2 Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng và nội dung không được trái với nội dung của hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 403, Bộ luật Dân sự 2015 thì phụ lục hợp đồng đảm bảo:
- Có hiệu lực như hợp đồng
- Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với hợp đồng.
Nội dung phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung hợp đồng.
2.3 Điều khoản của phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng thì không có hiệu lực
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 403, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì:
- Điều khoản trong phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
2.4 Phụ lục hợp đồng có thể được lập lại để phù hợp với hoàn cảnh, thực tế
Khi có những thay đổi về điều kiện, thời gian, hoặc các yếu tố khác liên quan đến hợp đồng, các bên có thể lập phụ lục hợp đồng mới thay thế phụ lục hợp đồng cũ để ghi nhận những thay đổi này.
2.5 Nội dung thường được quy định trong phụ lục hợp đồng
Một số nội dung thường có trong phụ lục hợp đồng:
- Làm rõ các mốc thời gian: Trong hợp đồng thường có các mốc thời gian như: thời gian chuyển đổi kế hoạch, thời gian thanh toán, thời gian chấm dứt hợp đồng… Các mốc thời gian quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được làm rõ nếu không ấn định vào 1 ngày cụ thể nào đó trong tương lai.
- Chi tiết về hàng hóa, dịch vụ: Mô tả chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, bao gồm: quy cách đóng gói, thông số kỹ thuật, chất lượng, số lượng,…
- Điều khoản bảo hành, bảo trì: Quy định về bảo hành, bảo trì sản phẩm, dịch vụ.
- Điều khoản xử lý tranh chấp: Quy định về cách thức giải quyết tranh chấp nếu xảy ra.
- Điều kiện thanh toán: Các phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán,…
3. Phân biệt phụ lục hợp đồng với hợp đồng phụ
Phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ là 2 bản thể hoàn toàn khác nhau mà cá nhân, tổ chức khi giao kết cần nắm rõ.
Giống nhau:
- Đều có giá trị pháp lý
- Đều được sử dụng để bổ sung, làm rõ cho hợp đồng chính
Khác nhau:
(1) Phụ lục hợp đồng
- Là một phần của hợp đồng;
- Chỉ có ý nghĩa khi gắn kết với 1 hợp đồng cụ thể;
- Phụ lục hợp đồng phát sinh từ 01 hoặc 01 số điều khoản trong hợp đồng;
- Khi hợp đồng bị chấm dứt hoặc vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng không còn hiệu lực.
(2) Hợp đồng phụ
- Là một loại hợp đồng;
- Có thể độc lập làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể;
- Hợp đồng phụ phát sinh từ hợp đồng chính và phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính;
- Hợp đồng phụ có thể thay thế hợp đồng chính nếu các bên có thỏa thuận.
Như vậy, việc nắm rõ phụ lục hợp đồng là gì và những quy định xung quanh phụ lục hợp đồng sẽ hỗ trợ giao kết hợp đồng thuận lợi, tránh tranh chấp và gặp rủi ro. Lưu ý việc lập phụ lục hợp đồng cần được tiến hành bởi người có kinh nghiệm và hiểu rõ luật ở phương diện mà các bên giao kết hợp đồng. Tham khảo nhiều thông tin tại https://hoadondientu.edu.vn/.
Để lại một phản hồi