Khi xảy ra sai sót hoặc khi chấm dứt hợp đồng dịch vụ, doanh nghiệp cần hủy hóa đơn điện tử. Vậy Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Nghị định 123 và Thông tư 78 như thế nào? Về thủ tục hủy, dù theo quy định pháp luật không có yêu cầu bắt buộc nhưng doanh nghiệp nên làm thủ tục này để đảm bảo sự thống nhất giữa các bên.
>> Tham khảo: Cách đăng ký và nộp thuế điện tử.
1. Các trường hợp cần hủy hóa đơn
Theo Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC, các trường hợp dưới đây cần hủy hóa đơn điện tử:
1.1. Trường hợp hóa đơn điện tử bị sai sót
Hóa đơn điện tử bị sai sót các thông tin như: Mã số thuế, giá trị hóa đơn, thuế suất, loại hàng hóa,… Khi đó, bên bán phải xử lý hóa đơn điện tử lập sai, hủy hóa đơn điện tử bị sai bằng cách Thông báo tới Cơ quan thuế, sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT.
1.2. Trường hợp phát sinh vấn đề cần hủy hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ khi đã xuất hóa đơn thu tiền trước
Đối với người hợp này, người bán cũng phải thực hiện hủy hóa đơn điện tử, sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT. Sau đó, người bán hủy hóa đơn điện tử trên phần mềm và lập biên bản hủy hóa đơn.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78/2021/TT-BTC
Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ,Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, biên bản hủy hóa đơn có thể áp dụng biểu mẫu sau:
Tải Mẫu biên bản hủy hóa đơn tại đây.
3. Hủy nhầm hóa đơn điện tử có bị phạt không?
Hủy hóa đơn sai quy định có thể bị phạt.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 27, Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng quy định của pháp luật hoặc hành vi không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót.
- Như vậy, nếu bên bán hủy hóa đơn mà thực hiện đầy đủ thông báo theo mẫu 04/SS-HĐĐT thì không bị xem là thực hiện hành vi vi phạm, do đó không bị xử phạt theo quy định trên.
- Riêng trường hợp bên bán hủy hóa đơn đối với các trường hợp không được hủy theo quy định pháp luật thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
- Tuy nhiên, trường hợp sau khi hủy hóa đơn mà bên bán không lập hóa đơn thì bên bán có thể bị xử phạt đối với hành vi không lập hoá đơn hoặc lập hoá đơn sai thời điểm.
Trên đây là mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Nghị định 123 và Thông tư 78. Doanh nghiệp lập hóa đơn gặp các vấn đề sai sót cần hủy hoặc trường hợp phát sinh vấn đề cần hủy hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ khi đã xuất hóa đơn thu tiền trước có thể tham khảo để thực hiện thủ tục hủy hóa đơn điện tử.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử không có chữ ký số có hợp lệ không?
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi