Để thực hiện và áp dụng quy trình kiểm toán, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định kiểm toán tại các văn bản pháp luật, Thông tư, Nghị định đang có hiệu lực. Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực dưới đây về kiểm toán sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính.
1. Hệ thống các quy định kiểm toán hiện hành
Các Luật, Thông tư, Nghị định về kiểm toán gồm:
1.1. Các Luật về kiểm toán
Luật về Kiểm toán bao gồm một số Luật quan trọng sau:
- Luật Kiểm toán độc lập 2011 có hiệu lực từ 01/01/2012.
- Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 có hiệu lực từ 01/01/2016.
- Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi năm 2019 có hiệu lực từ 01/07/2020.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
1.2. Các Nghị định về kiểm toán đang có hiệu lực
- Nghị định 30/2009/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập có hiệu lực từ 14/5/2009.
- Nghị định 17/2012/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập 2011 có hiệu lực từ 01/5/2012.
- Nghị định 84/2016/NĐ-CP quy định về Tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng có hiệu lực từ 01/7/2016.
- Nghị định 41/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập có hiệu lực từ 01/5/2018.
- Nghị định 66/2018/NĐ-CP Quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước có hiệu lực từ 01/7/2018.
- Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ có hiệu lực từ 01/4/2019.
- Nghị định 134/2020/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng có hiệu lực từ 01/01/2021.
>> Tham khảo: Cách xuất hóa đơn xăng dầu từng lần bán.
1.3. Các Thông tư quy định về kiểm toán
Các Thông tư quy định về kiểm toán bao gồm các văn bản sau:
- Thông tư 08/2021/TT-BTC quy định Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ có hiệu lực từ 01/4/2021.
- Thông tư 25/2020/TT-NHNN quy định Quy trình luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế toán trong hệ thống “Ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách và tích hợp hệ thống” tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ 01/03/2020.
- Thông tư 67/2020/TT-BTC quy định Quy chế mẫu kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ 01/9/2020.
- Thông tư 66/2020/TT-BTC Ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/9/2020.
- Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 15/8/2020.
- Thông tư 39/2020/TT-BTC Sửa đổi chế độ báo cáo tại Thông tư trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập có hiệu lực từ 01/7/2020.
- Thông tư 40/2020/TT-BTC Hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực từ 01/7/2020.
- Thông tư 70/2015/TT-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có hiệu lực từ 01/01/2016.
- Thông tư 56/2015/TT-BTC về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán có hiệu lực từ 08/6/2015.
- Thông tư 157/2014/TT-BTC về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán có hiệu lực từ 23/10/2014.
- Thông tư 183/2013/TT-BTC về Kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng có hiệu lực từ 18/01/2014.
- Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2014.
>> Có thể bạn quan tâm: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Một số quy định kiểm toán độc lập mới nhất
Lưu ý quy định về kiểm toán độc lập.
Năm 2024, Luật Kiểm toán độc lập mới nhất được áp dụng, được sửa đổi bởi Luật phí và lệ phí 2015.
Cụ thể, điểm đ khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015 đã bãi bỏ Điều 25 và khoản 3 Điều 15 của Luật kiểm toán độc lập 2011.
Một số vấn đề về kiểm toán độc lập doanh nghiệp cần lưu ý:
– Theo Khoản 1, Điều 5, Luật Kiểm toán độc lập 2011: Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
– Theo Điều 4, Luật Kiểm toán độc lập 2011: Mục đích của kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Theo Điều 8, Luật Kiểm toán độc lập 2011, nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập:
+ Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
+ Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
+ Độc lập, trung thực, khách quan.
+ Bảo mật thông tin.
>> Có thể bạn quan tâm: OT là gì trong xuất nhập khẩu và cách thức vận chuyển OT như thế nào?
3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được ví như “kim chỉ nam” cho kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán doanh nghiệp.
Theo Khoản 1, Điều 6, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.
Theo Điều 1, Thông tư 214/2012/TT-BTC hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có 37 chuẩn mực kiểm toán áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Trên đây là các quy định kiểm toán quan trọng theo các văn bản Luật, Thông tư, Nghị định hiện hành.
Để kiểm toán đúng quy trình, tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp, kiểm toán viên, đơn vị kiểm toán cần nắm vững hệ thống pháp luật về kiểm toán để áp dụng, đặc biệt lưu ý về Luật kiểm toán độc lập và hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi