Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Đóng vai quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp, kiểm toán báo cáo tài chính cung cấp các thông tin đáng sự tin cậy cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, đối tác liên quan. Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp là loại hình dịch vụ đặc biệt mà sản phẩm cuối cùng là kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện chi tiết trên báo cáo tài chính.
>> Tham khảo: Cách tra cứu mã số thuế TNCN.
1. Kiểm Toán báo cáo tài chính là gì?
Kiểm toán là toàn bộ quá trình thu thập thông tin, kiểm tra, đánh giá, xác minh tính trung thực của một báo cáo tài chính. Từ đó, kiểm toán viên đưa ra các thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Dịch vụ kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên có năng lực độc lập.
Để tránh những rủi ro không đáng có hoặc cần minh bạch các số liệu, tránh những nhận định mang tính chủ quan, các chủ doanh nghiệp thường thuê các dịch vụ kiểm toán bên ngoài để đảm bảo tính thực tế của báo cáo tài chính.
Vì vậy việc chọn đúng dịch vụ kiểm toán uy tín và chất lượng sẽ tăng tính khách quan của báo cáo, hiệu suất công việc cũng được tăng lên.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính
Mục tiêu quan trọng của kiểm toán BCTC.
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 200 về Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC, mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính:
- Đảm bảo sự hợp lý của báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể có xảy ra sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó làm căn cứ để kiểm toán viên đưa ra ý kiến, đánh giá báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng trên các khía cạnh trọng yếu hay không.
- Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.
Lưu ý: Trường hợp không thể đạt được sự đảm bảo hợp lý và ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ là chưa đủ để cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính dự kiến thì chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán theo pháp luật và các quy định có liên quan.
Có thể thấy, báo cáo kiểm toán là phương tiện ràng buộc mật thiết giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm toán đại diện cho phương diện quan trọng nhất trong quy trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể sử dụng báo cáo này để chuyển tải kết quả của quá trình kiểm toán đến những người sử dụng báo cáo tài chính.
>> Tham khảo: Lợi nhuận ròng là gì?
3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán.
Thông thường, quy trình kiểm toán sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1. Lập kế hoạch kiểm toán
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng đối với Kiểm toán viên là lập kế hoạch kiểm toán. Trong bước này, kiểm toán viên và đơn vị thực hiện kiểm toán phải xây dựng chiến lược kiểm toán, căn cứ trên các tiêu chí sau:
- Đặc điểm của quá trình kiểm toán nhằm xác định mục đích, phạm vi kiểm toán.
- Xác định mục tiêu kiểm toán để thiết lập lịch trình kiểm toán.
- Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán.
- Nội dung, lịch trình và phạm vi nguồn lực sử dụng trong toàn bộ quá trình kiểm toán.
Bước 2. Thực hiện kiểm toán
Để thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ áp dụng từng phương pháp kỹ thuật phù hợp cho từng hạng mục để thu thập thông tin.Việc này được triển khai chủ động.
Các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán như:
- Thủ tục khảo sát: Kiểm toán viên tiến hành khảo sát nếu kết quả của quá trình này cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với nhận định ban đầu. Kết quả của khảo sát sẽ đưa ra những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư.
- Phân tích và kiểm tra: Kiểm toán viên thực hiện chi tiết với các số dư. Thủ tục phân tích sẽ đưa ra kết quả xác định sự tồn tại của các giao dịch hoặc các sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Bước 3. Tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết luận kiểm toán
Sau khi thực hiện mục tiêu kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận về vào báo cáo hoặc biên bản kiểm toán, giúp doanh nghiệp đạt được sự tin cậy như trong mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính được chia sẻ.
Cuối cùng, các kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập báo cáo và chịu trách nhiệm cho các sự kiện phát sinh việc lập báo cáo kiểm toán đó. Dựa vào kết quả của mục tiêu kiểm toán, các kiểm toán viên đánh giá: Ý kiến chấp nhận toàn phần, Ý kiến chấp nhận từng phần, Ý kiến trái ngược và Ý kiến từ chối.
4. Nguyên tắc kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính có thể thực hiện theo các mục tiêu khác nhau, quy trình khác nhau nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam
- Tuân thủ các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp: Độc lập, minh bạch, khách quan, đảm bảo năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp.
- Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn quy định trong các chuẩn mực kiểm toán.
>> Tham khảo: Quy định và mẫu hóa đơn thương mại thông dụng.
Kết luận
Trên đây là mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính, vai trò và quy trình chi tiết. Doanh nghiệp thực hiện kiểm toán và kiểm toán viên cần lưu ý khi tiến hành kiểm toán nhằm tuân thủ pháp luật và đạt được kết quả tối ưu nhất khi hoàn thành quá trình kiểm toán.
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi