Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định về thời điểm lập hóa đơn, nội dung, các tiêu thức bắt buộc, không bắt buộc,… và đặc biệt là phải nhận biết mẫu hóa đơn điện tử hợp pháp, hợp lệ để áp dụng. Tuy pháp luật không quy định tất cả các mẫu hóa đơn đều phải theo một biểu mẫu chung nhưng vẫn phải đảm bảo các nội dung quan trọng. Vậy mẫu hóa đơn điện tử 2024 là mẫu nào, có những nội dung gì đáng chú ý?
>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu bảng cân đối kế toán 2024 và hướng dẫn cách lập.
1. Các mẫu hóa đơn điện tử mới nhất 2024
Theo Phụ lục II, Thông tư 78/2021/TT-BTC, các mẫu hóa đơn/biên lai điện tử hiển thị tham khảo như sau:
(1) Mẫu hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia
Đây là mẫu hóa đơn điện tử sử dụng cho các đơn vị, cơ quan thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia.
(2) Mẫu hóa đơn bán tài sản công
Hóa đơn điện tử bán tài sản công sử dụng khi bán các tài sản:
– Tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm cả nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
– Tài sản của dự án có vốn đầu tư Nhà nước.
– Tài sản kết cấu hạ tầng.
– Tài sản công được nhà nước bàn giao cho doanh nghiệp quản lý, không tính phí thành phần vốn Nhà nước.
– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
– Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
– Vật liệu, vật tư có được do thu hồi từ xử lý tài sản công.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
(3) Mẫu Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù):
(4) Mẫu hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ):
(5) Mẫu phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử
Các loại phiếu xuất kho này được in, phát hành, quản lý và sử dụng như hóa đơn.
(6) Mẫu Hóa đơn giá trị gia tăng do Cục Thuế phát hành:
(7) Mẫu hóa đơn bán hàng do Cục Thuế phát hành:
2. Các nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử
Một trong những điều kiện để mẫu hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp là phải đảm bảo đầy đủ những nội dung bắt buộc.
Theo Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử bao gồm:
(1) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
(2) Tên liên hóa đơn.
(3) Số hóa đơn.
(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
(5) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế).
(6) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
(7) Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua (một số trường hợp không yêu cầu bắt buộc chữ ký người mua sẽ có quy định cụ thể).
(8) Thời điểm lập hóa đơn.
(9) Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.
(10) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế.
(11) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).
(12) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
(13) Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
>> Tham khảo: Cách lấy hóa đơn VAT của Facebook khi chạy quảng cáo.
3. Mẫu hóa đơn hợp lệ, hợp pháp
Lưu ý về hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp.
Mẫu hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp khi đảm bảo được các điều kiện sau:
– Tính hợp pháp:
Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tính hợp pháp của hóa đơn thể hiện bằng việc đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung của hóa đơn theo quy định. Cụ thể, hóa đơn điện tử có tính hợp pháp là:
- Hóa đơn điện tử phải đảm bảo đúng định dạng (định dạng văn bản XML) theo tiêu chuẩn định dạng được quy định tại Điều 12, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Hóa đơn điện tử đã được doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký sử dụng theo quy định và được Cơ quan thuế chấp nhận trước khi đưa vào sử dụng.
- Hóa đơn được lập đúng thời điểm, đúng và đầy đủ nội dung theo quy định (Xem chi tiết tại Mục 2 bên dưới).
- Đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế thì cần phải được cơ quan thuế cấp mã trước khi giao cho bên mua. Đối với hóa đơn không có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được sử dụng sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Tính hợp lệ:
- Tính hợp lệ được thể hiện khi hóa đơn đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu và yêu cầu ghi trên hóa đơn.
- Hóa đơn phải có chữ ký số của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trước khi gửi cho người mua (trừ các trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký số của doanh nghiệp, hộ kinh doanh quy định tại Khoản 14, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Hóa đơn phải được lập, quản lý, sử dụng theo nguyên tắc được pháp luật quy định (xem chi tiết tại Mục 3 bên dưới).
– Tính hợp lý:
Hóa đơn được xác định là hợp lý khi hóa đơn đó thực tế phát sinh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh (là những hoạt động được xác định trong phạm vi được cấp phép trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh).
Trên đây là mẫu hóa đơn điện tử mới nhất năm 2024. Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, có 7 mẫu hóa đơn điện tử phổ biến được áp dụng. Để kiểm tra mẫu hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần lưu ý về tính hợp lệ, hợp lý và hợp pháp của hóa đơn.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi