Mẫu bảng cân đối kế toán là mẫu nào? Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính quan trọng, tổng hợp và phản ảnh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Đây cũng là thành phần quan trọng của bộ báo cáo tài chính sử dụng để theo dõi tình hình tài chính, cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho các chiến lược kinh doanh. Kế toán doanh nghiệp tham khảo các hướng dẫn dưới đây để lập mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất.
>> Tham khảo: Hướng dẫn lập và nộp báo cáo tài chính không phát sinh.
1. Cấu trúc của bảng cân đối kế toán
Cấu trúc bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản của bảng cân đối kế toán
Phần tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tài sản được gồm có 2 loại:
– Tài sản ngắn hạn.
– Tài sản dài hạn.
Phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán
Phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chi tiêu này thể hiện pháp lý của doanh nghiệp đối tài sản đang quản lý và sử dụng.
Phần nguồn vốn được phân chia thành 2 loại:
– Nợ phải trả.
– Nguồn vốn chủ sở hữu.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Mẫu bảng cân đối kế toán 2024
Mẫu bảng cân đối kế toán được giới thiệu trong bài viết này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
2.1. Mẫu bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tải Mẫu bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại đây.
2.2. Hướng dẫn cách lập Mẫu bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200
Lưu ý các nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán.
Đối với doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính:
- Nguyên tắc 1: Tuân theo các chuẩn mực: Đảm bảo hoạt động liên tục; Cơ sở dồn tích; Tính nhất quán; Tính trọng yếu và tập hợp; Tính bù trừ và Có thể so sánh.
- Nguyên tắc 2: Tôn trọng bản chất hơn hình thức.
- Nguyên tắc 3: Tài sản không được ghi nhận cao hơn phần giá trị có thể thu hồi. Nợ phải trả không được thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
- Nguyên tắc 4: Phân loại tài sản và nợ phải trả Tài sản và nợ phải trả bên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành: Ngắn hạn và dài hạn.
- Nguyên tắc 5: Trình bày rõ ràng Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt, chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
- Nguyên tắc 6: Phù hợp và thận trọng.
>> Tham khảo: Cách tính thuế GTGT cho thuê tài sản.
Đối với doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, khi lập mẫu bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện tương tự như Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đang hoạt động ngoại trừ một số điều chỉnh sau:
- Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.
- Không trình bày các chỉ tiêu dự phòng do toàn bộ tài sản, nợ phải trả đã được đánh giá lại theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể thu hồi hoặc giá trị hợp lý.
3. Những sai sót thường gặp khi lập bảng cân đối kế toán
Khi lập bảng cân đối kế toán, những sai sót dễ mắc phải bao gồm về mặt hình thức và nội dung.
- Sai sót về hình thức bảng cân đối kế toán: Sai đơn vị tính, thiếu chữ ký, sai thời gian lập bảng cân đối kế toán.
- Sai sót về nội dung bảng cân đối kế toán:
- Sai sót ở chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền”.
- Sai sót do ghi nhận không đúng lãi, lỗ khi bán chứng khoán.
- Trích lập dự phòng các khoản hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính không đúng quy định.
- Sai sót do doanh nghiệp ghi nhận sai tỷ giá ngoại tệ.
- Thiếu hạch toán chi phí phải trả.
Trên đây là mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất và hướng dẫn cách lập chi tiết. Kế toán có thể tham khảo để tải mẫu, lập mẫu phù hợp doanh nghiệp và thực hiện khi cần báo cáo tài chính.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi