Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 được xây dựng bởi sự phối hợp giữa Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Báo Công Thương cũng như các số liệu được cung cấp bởi Cục Hải quan (Bộ Tài Chính). Đây là bản báo cáo mang tính minh bạch, được hệ thống khoa học, ngắn gọn và rõ ràng, cung cấp những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp và Nhà nước.
>> Tham khảo: Cách xuất hóa đơn điện tử.
1. Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước năm 2023
Xuất nhập khẩu tại Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi kinh tế thế giới. Dưới đây là những tóm tắt về bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước năm vừa qua.
1.1. Kinh tế thị trường thế giới
Sau đại dịch Covid, kinh tế thế giới nói chung năm 2023 đã có sự phục hồi nhẹ nhưng vẫn kéo theo nhiều hệ lụy. Các điểm đáng chú ý của bối cảnh kinh tế thế giới năm 2023 gồm:
- Lạm phát dù giảm nhưng vẫn đang ở mức cao và là vấn đề lo ngại của nhiều quốc gia.
- Nhu cầu về tiêu dùng và các hoạt động kinh tế nói chung vẫn ở mức thấp và được dự báo vẫn tăng trưởng thấp.
- Các cuộc xung đột và chiến tranh kéo dài là một yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa quốc tế.
- Thắt chặt tiền tệ tác động tới doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu.
- Gia tăng rủi ro về hệ thống ngân hàng, nợ công, nợ của doanh nghiệp…
- Biến đổi khí hậu ngày càng đem đến nhiều mối quan ngại. Dẫn đến các nước phải phát triển kinh tế một cách bền vững với môi trường. Đây vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức khi nhiều quốc gia phát triển đưa ra các hàng rào nhập khẩu mới liên quan đến vấn đề môi trường.
- Phần trăm tăng trưởng kinh tế toàn cầu được Liên hợp quốc dự báo sẽ tăng lên mức 2,5% vào năm 2024.
>> Tham khảo: HS code trong xuất nhập khẩu là gì?
1.2. Kinh tế thị trường tại Việt Nam
Nhìn chung, năm 2023 là một năm khó khăn với Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động khá lớn từ các chỉ số tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các chính sách của các nền kinh tế lớn do Việt Nam là nước đang phát triển với kinh tế có độ mở lớn. Dưới đây là các thông tin đáng chú ý:
- Tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu là các động lực tăng trưởng chính của quốc gia nhưng cũng gặp nhiều thách thức.
- Các Bộ, Ban và Ngành đã đẩy mạnh việc thực hiện và hoàn thành các Hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn như FTA giữa Việt Nam và Israel, Vương quốc Anh tham gia CPTPP và nỗ lực để sớm kết thúc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và UAE.
- Xuất khẩu cũng được mở nút khi khai thác thúc đẩy xuất khẩu vào Trung Quốc khi mở cửa sau Đại dịch.
- Vốn FDI giải ngân năm 2023 tiếp tục duy trì ở ngưỡng tương đương với năm 2022. Trong khi đó, vốn đăng ký vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng hơn 45% so với cùng kỳ.
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo, kiểm tra và đốc thúc, linh hoạt trong điều hành và các chính sách giúp tháo gỡ khó khăn. Bên cạnh đó, việc áp dụng các giải pháp chuyển đổi số cũng được đẩy mạnh giúp đồng bộ cơ chế, dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế quốc gia.
- Thị trường xuất khẩu vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất định, thiếu đơn hàng.
- Giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất, cùng với chi phí sản xuất, sinh hoạt và vận tải vẫn ở mức cao.
- Áp lực cạnh tranh và sự gia tăng các rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống của người lao động.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu tiêu biểu năm 2023 và quý I/2024
2. Tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng năm 2023 và quý I/2024
Dưới đây là thống kê những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiêu biểu năm 2023 và so sánh với Quý I/2024.
2.1. Những mặt hàng nổi bật trong báo cáo xuất khẩu Việt Nam
Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu có những ghi nhận sau:
- So với năm 2022, xuất khẩu thủy sản tăng 2,2% về lượng nhưng lại giảm 17,8% về giá trị. Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,95 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hành thủy sản nổi bật là các loại tôm, cá tra, cá basa…
- Xuất khẩu nhóm hàng thủy sản, nông sản đạt 32,5 tỷ USD, tăng 5,3% và chiếm khoảng 9,1% tổng xuất khẩu. Các mặt hàng nông sản tăng trưởng nổi bật là gạo, rau củ, hạt điều, sầu riêng, chanh leo, ớt… Trong đó, xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD, xuất khẩu gạo đạt 4,7 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, với mức tăng lần lượt là 66,7%, 35,3% và 18,1%. Kim ngạch cà phê giảm 8,7% về lượng nhưng ghi nhận tăng 4,6% về trị giá. Cao su nhìn chung bình ổn về lượng nhưng giảm 12,8% về trị giá. Ngoài ra các mặt hàng như sắn, hạt tiêu, chè ghi cũng nhận giảm về trị giá. Trong quý I/2024, nhóm hàng nông sản tăng mạnh lên đến 35,9%, tương đương 1,4 tỷ USD.
- Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 301,1 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2023 và chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu. 5 trên 6 mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tốt nhất là điện thoại, các sản phẩm điện tử, giày dép, dệt may, máy móc thiết bị đều ghi nhận giảm, duy chỉ có phương tiện vận tải và phụ tùng là tăng 18,3%. Ấn tượng với nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng ghi nhận đạt 3,66 tỷ USD, tăng 16,1 trong quý I/2024.
>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai kê khai hóa đơn đầu vào bị thay thế khác kỳ.
2.2. Những mặt hàng nổi bật trong báo cáo nhập khẩu Việt Nam
- Việc nhập khẩu nhóm hàng rau quả của Việt Nam ghi nhận con số 1,96 tỷ trong năm 2023 giảm 5,5% so với 2022. Trong khi đó, nhập khẩu hạt điều trong năm 2023 tăng 46,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá so với năm 2022. Giá trị nhập khẩu nhóm hàng nông sản của quý I/2023 so với quý I/2024 có sự nhích nhẹ từ 3,22 lên 3, 31 tỷ USD.
- Nhập khẩu các mặt hành nhóm hàng công nghiệp đa phần ghi nhận sự sụt giảm, trong đó có thể kể đến mặt hàng như gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nguyên liệu cho ngành dệt may và da dày, điện thoại và linh kiện (giảm mạnh 58,6% so với năm 2022), máy móc thiết bị phụ tùng… Tuy nhiên, nhóm hàng máy vi tính, các sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,8% với trị giá gần 88 tỷ USD. Con số này cũng ghi nhận tăng 24,1%, tương ứng 4,67 tỷ USD của quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước.
- So với năm 2022, nhập khẩu mặt hàng xăng dầu và than tăng mạnh. Cụ thể, ba thị trường lớn mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu là Hàn Quốc, Singapore và Malaysia đều ghi nhận con số tăng mạnh về lượng. Bên cạnh đó, nhập khẩu than các loại của năm 2023 là 51,2 triệu tấn (tăng 61,4%) và trị giá ~ 7,2 tỷ USD (tăng 0,7%) so với năm 2022. So với quý I/2023, trong quý I/2024, Việt Nam đã gia tăng cả về lượng và trị giá với nhóm nhiên liệu nhập khẩu, ghi nhận 21,3 triệu tấn nhiên liệu (tăng 50%) và với trị giá là 6,59 tỷ USD (tăng 13,7%). Trong đó điển hình là than các loại và dầu thô ghi nhận tăng mạnh.
Tóm tắt tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam
3. Kết luận báo cáo xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 và quý I/2024
Nhìn chung, năm 2023 là một năm khó khăn đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu. Một số ý chính như:
- Theo số liệu sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm trước, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm trước.
- Xuất khẩu trong các thị trường chủ lực đều giảm, điển hình như so với năm 2022 thì xuất nhập khẩu sang các thị trường như: Hoa Kỳ giảm 11,3%, EU giảm 6,6%, Nhật Bản giảm 3,8%, Hàn Quốc giảm 3,3%, ASEAN giảm 4,5%.
- Nhu cầu thấp làm giảm nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất dẫn đến cán cân xuất siêu gia tăng (nhập khẩu giảm mạnh hơn so với sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu).
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Mặc dù tổng cầu thế giới sụt giảm, kinh tế thế giới cũng chững lại nhưng kinh tế Việt Nam năm 2023 cũng vượt qua khó khăn, ghi nhận một số điểm sáng sau:
- Kim ngạch xuất khẩu được thu hẹp dần đến cuối quý III, xuất khẩu được khôi phục hồi trong nửa cuối năm 2023.
- Nhóm hàng nông sản, thuỷ sản có sự phục hồi khá. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 95,5 tỷ USD (giảm 0,3% so với năm 2022). Xuất khẩu nhóm nông sản, thuỷ sản tăng so với năm trước.
- Thị trường xuất khẩu được đa dạng hoá và điều tiết hiệu quả. Xuất khẩu sang các thị trường lớn giảm nhưng ghi nhận tăng ở thị trường châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng. Hoạt động hiệu quả khi xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, tiếp giáp với Trung Quốc.
- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu được duy trì ổn định, chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng phục phụ cho sản xuất, xuất khẩu, chiếm khoảng 88,4% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Đánh giá tổng quan tình hình xuất nhập khẩu quý I năm 2024 như sau:
- Trong quý I/2024, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 177,96 tỷ USD, tăng 15,4%, tương đương với mức tăng 23,97 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 92,88 tỷ USD, tăng 16,8%, tương ứng với mức tăng 13,33 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu đạt 85,08 tỷ USD, tăng 14%, tương đương 10,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
- Trong quý I/2024, giá trị xuất khẩu sang 10 thị trường lớn nhất đều tăng, với mức đóng góp lớn nhất từ thị trường Hoa Kỳ, tăng 5,02 tỷ USD. Tiếp theo là EU (27 nước), tăng 1,8 tỷ USD; Trung Quốc, tăng 1,2 tỷ USD; Hồng Kông, tăng 1,02 tỷ USD; ASEAN, tăng 0,98 tỷ USD; và Hàn Quốc, tăng 0,51 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Tổng cộng, giá trị xuất khẩu của 6 thị trường này đã tăng thêm 10,52 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
>> Tham khảo: Khi nào được cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN?
Trên đây là những thông tin rút gọn và nêu bật những điểm quan trọng trong báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm vừa qua. Qua những thông tin trên, doanh nghiệp có thể có được cái nhìn tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể so sánh, phân tích và đưa ra những đánh giá, nhìn nhận về thị trường xuất nhập khẩu.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi