Chuẩn mực kiểm toán được ví như “kim chỉ nam” dẫn đường cho mọi hoạt động kiểm toán. Tuân thủ theo các chuẩn này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp nói riêng, của ngành kiểm toán nói chung. Vậy chuẩn mực kiểm toán là gì và hệ thống của Việt Nam gồm bao nhiêu số hiệu?
>> Tham khảo: Quy định quan trọng về chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
1. Chuẩn mực kiểm toán là gì?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, chuẩn mực kiểm toán (CMKT)là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, yêu cầu, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà các thành viên tham gia quá trình kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.
Ngoài ra, một số khái niệm khác có liên quan như sau:
Chuẩn mực đạo đức kiểm toán là những hướng dẫn, quy định về nội dung, nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia quá trình kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Hai khái niệm nêu trên là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán của thành viên tham gia quá trình kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Vai trò của chuẩn mực kiểm toán
Vai trò quan trọng của CMKT.
Chuẩn mực kiểm toán có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp. Không chỉ đảm bảo tính minh bạch trên Báo cáo tài chính, phản ánh đúng bản chất, thực trạng của doanh nghiệp mà còn là cơ sở và căn cứ để nhà đầu tư đánh giá khi muốn đầu tư vào doanh nghiệp.
CMKT là tiêu chuẩn chung, là “thước đo” để các doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính. Đây là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư kiểm tra, rà soát tính trung thực của Báo cáo tài chính. Có thể nói, hệ thống chuẩn mực này tạo điều kiện thị trường chứng khoán phát triển và thu hút vốn đầu tư.
3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán
Hệ thống CMKT của Việt Nam.
3.1. Tổng hợp 39 chuẩn mực kiểm toán theo Thông tư 214/2012/TT-BTC
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán được ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC gồm tất cả 39 số hiệu:
(1) Chuẩn mực chất lượng số 1: Kiểm toán chất lượng doanh nghiệp, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo các dịch vụ liên quan khác (VSQC1).
(2) Chuẩn mực số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp thực hiện kiểm toán theo hệ thống CMKT Việt Nam.
(3) Số 210: Hợp đồng kiểm toán.
(4) Số 220: Kiểm soát chất lượng của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính.
(5) Số 230: Hồ sơ, tài liệu kiểm toán.
(6) Số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên về vấn đề gian lận xảy ra trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.
(7) Số 250: Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong kiểm toán báo cáo tài chính.
(8) Số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm
(9) Số 265: Trao đổi về những vấn đề bất cập trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.
(10) Số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính.
(11) Số 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.
(12) Số 320: Mức độ trọng yếu của lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
(13) Số 330: Hình thức xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá.
(14) Số 402: Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử
(15) Số 450: Đánh giá các vấn đề sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán.
>> Tham khảo: Tính năng thống kê trên app Hóa đơn điện tử Einvoice.
(16) Số 500: Bằng chứng kiểm toán.
(17) Số 501: Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt.
(18) Số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài.
(19) Số 510: Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu kỳ.
(20) Số 520: Thủ tục phân tích
(21) Số 530: Lấy mẫu kiểm toán.
(22) Số 540: Kiểm toán các ước tính giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan.
(23) Số 550: Các bên liên quan đến kiểm toán.
(24) Số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
(25) Số 570: Hoạt động liên tục.
(26) Số 580: Giải trình bằng văn bản.
(27) Số 600: Những lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn.
(28) Số 610: Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ.
(29) Số 620: Sử dụng công việc của chuyên gia.
(30) Số 700: Xây dựng ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
(31) Số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
(32) Số 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
(33) Số 710: Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh.
(34) Số 720: Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
(35) Số 800: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt.
(36) Số 805: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính.
(37) Số 810: Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt.
(38) Số 1000: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
(39) Công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3.2. Một số chuẩn mực khác
Chuẩn mực 901: Công tác soát xét báo cáo tài chính.
Chuẩn mực 902: Trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước, tiến hành kiểm tra thông tin tài chính.
Chuẩn mực 930: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.
Chuẩn mực 1000: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
3.3. Đối tượng áp dụng 39 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 214/2013/TT-BTC, Hệ thống 39 CMKT Việt Nam áp dụng đối với đối tượng là các doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.
Trên đây là hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực của kiểm toán Việt Nam đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm toán. Hiện tại, Theo Thông tư 214/2013/TT-BTC, có tất cả 39 chuẩn mực Việt Nam theo quy định.
>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi