
Để tránh được các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, cá nhân và đơn vị cần đặc biệt lưu ý về thủ tục chấm dứt hợp đồng và các trường hợp chấm dứt hợp đồng phổ biến hiện nay.
Thủ tục chấm dứt hợp đồng.
1. Thế nào là chấm dứt hợp đồng?
Theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc chấm dứt hiệu lực pháp lý của một hợp đồng đã được ký kết hay chấm dứt mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau như: hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng; vi phạm hợp đồng; sự kiện bất khả kháng,…
2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng
Việc làm thủ tục chấm dứt hợp đồng rất quan trọng, nhằm đảo bảo lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia hợp đồng. Ngoài ra, đảm bảo tính pháp lý và là một trong những căn cứ tránh các tranh chấp có thể xảy ra.
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thủ tục chấm dứt hợp đồng
Thủ tục chấm dứt hợp đồng cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Loại hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ,… mỗi loại sẽ có những quy định khác nhau về chấm dứt.
- Nội dung hợp đồng: Các điều khoản về chấm dứt hợp đồng đã được quy định trong hợp đồng như thế nào.
- Lý do chấm dứt: Việc chấm dứt hợp đồng do một bên đơn phương hay do thỏa thuận của cả hai bên, do vi phạm hợp đồng hay do sự kiện bất khả kháng,…
- Quy định của pháp luật: Các quy định của pháp luật liên quan đến loại hợp đồng là một trong những lý do dẫn đến chấm dứt hợp đồng.
Các bên tham gia hợp đồng cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thủ tục chấm dứt hợp đồng. Theo đó, dễ dàng nắm bắt và làm thủ tục chấm dứt hợp đồng phù hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chấm dứt hợp đồng.
2.2 Thủ tục chấm dứt hợp đồng chung cho các loại hợp đồng
Đối với các trường hợp khác nhau sẽ có các thủ tục chấm dứt hợp đồng khác nhau, tuy nhiên đều sẽ trải qua các bước làm thủ tục chung như sau:
- Bước 1: Đề nghị chấm dứt hợp đồng
Bên có yêu cầu chấm dứt hợp đồng gửi đề nghị bằng văn bản cho bên kia.
- Bước 2: Giải quyết tranh chấp nếu có
Trường hợp phát sinh mâu thuẫn về lợi ích, các bên có thể thương lượng để giải quyết. Trường hợp không thể thỏa thuận có thể sử dụng các phương án như hòa giải, giải quyết bằng trọng tài hay giải quyết thông qua Tòa án.
- Bước 3. Thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ nếu có
Các bên tiến hành thanh toán các khoản nợ chưa thanh toán hết. Ngoài ra, cần thực hiện các nghĩa vụ khác nếu có.
- Bước 4: Lập biên bản chấm dứt hợp đồng
Lập biên bản ghi nhận việc chấm dứt hợp đồng. Tùy vào từng loại hợp đồng mà các bên có thể tiến hành theo công chứng hoặc không công chứng.
- Bước 5: Thanh lý hợp đồng lưu hồ sơ
Các bên tiến hành hủy hợp đồng sau đó lưu trữ hồ sơ hợp đồng. Việc lưu trữ hồ sơ nhằm truy xuất thông tin hoặc xuất trình khi cần.
>>> Xem thêm: hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại.
2.3 Lưu ý khi chấm dứt hợp đồng
Việc chấm dứt hợp đồng nên được thực hiện đúng quy trình để đảm bảo lợi ích cho các bên, tránh phát sinh tranh chấp và các rủi ro tài chính. Khi chấm dứt hợp đồng các bên lưu ý:
- Đọc kỹ biên bản chấm dứt hợp đồng: Trước khi tiến hành chấm dứt hợp đồng, hãy đọc kỹ các điều khoản liên quan trong hợp đồng để nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
- Tìm hiểu pháp luật: Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến loại hợp đồng mà bạn muốn chấm dứt.
- Cân nhắc kỹ lưỡng: Việc chấm dứt hợp đồng có thể gây ra những hậu quả pháp lý và tài chính, vì vậy cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
- Tư vấn pháp lý: Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, hãy tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn cụ thể.
3. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng phổ biến
Có nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng bao gồm cả trường hợp chấm dứt hợp đồng đúng quy định của pháp luật và chấm dứt hợp đồng sai quy định của pháp luật.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng phổ biến.
3.1 Trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp pháp
- Hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng: Khi cả hai bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Hết thời hạn hợp đồng: Khi hợp đồng đến hạn và không có thỏa thuận gia hạn.
- Vi phạm hợp đồng: Một bên vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của hợp đồng.
- Đối tượng của hợp đồng không còn nên không thực hiện được
- Sự kiện bất khả kháng: Xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên không thể.
- Thỏa thuận của các bên: Cả hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
3.2 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Cụ thể:
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định
- Chấm dứt hợp đồng vì không đủ khả năng thực hiện
- Chấm dứt hợp đồng do nhận ra việc thực hiện hợp đồng gây ra tổn thất nhiều hơn lợi ích.
Việc chấm dứt hợp đồng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ pháp luật. Nắm vững các quy định về thủ tục chấm dứt hợp đồng giúp các bên liên quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tránh những tranh chấp không đáng có. Hy vọng những thông tin mà hóa đơn điện tử đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia pháp lý để được hỗ trợ tốt nhất.
Để lại một phản hồi