Thời điểm giao kết hợp đồng là căn cứ pháp lý quan trong trong nhiều trường hợp nhằm xác định hiệu lực của hợp đồng hay giải quyết các tranh chấp. Bài viết này sẽ giải đáp thời điểm giao kết hợp đồng là gì và những điều bạn có thể chưa biết về thời điểm giao kết hợp đồng.
Tìm hiểu thời điểm giao kết hợp đồng là gì.
1. Giao kết hợp đồng là gì?
Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Theo đó, giao kết hợp đồng có thể hiểu là các bên thể hiện ý chí thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và quy định của pháp luật cho từng giao kết hợp đồng cụ thể.
2. Thời điểm giao kết hợp đồng là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 400, Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng có thể hiểu là thời điểm các bên kết thúc quá trình thỏa thuận.
Nói cách khác, thời điểm giao kết hợp đồng chính là thời điểm các bên đạt được sự thống nhất về nội dung thỏa thuận ghi trong hợp đồng theo đó các bên xác lập quyền, nghĩa vụ hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình đối với đối tượng giao kết hợp đồng.
3. Ý nghĩa của thời điểm giao kết hợp đồng
Thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động hợp tác thương mại, hợp tác kinh tế, mua bán… theo đó thời điểm giao kết hợp đồng có thể dùng trong nhiều trường hợp cụ thể:
- Xác định hiệu lực hợp đồng: Trong thỏa thuận hợp đồng nếu ghi rõ “Thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm giao kết hợp đồng” thì thời điểm giao kết hợp đồng dùng để xác định thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
- Xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ của các bên: Hợp đồng có hiệu lực là thời điểm giao kết hợp đồng thì xác định rõ thời điểm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên có hiệu lực pháp lý.
- Giải quyết các tranh chấp: Trong nhiều trường hợp thời điểm giao kết hợp đồng được đưa ra để giải quyết các tranh chấp, xác định trách nhiệm của các bên.
4. Những điều bạn có thể chưa biết về thời điểm giao kết hợp đồng
Có rất nhiều vấn đề xung quanh thời điểm giao kết hợp đồng mà bạn có thể chưa biết. Theo đó, các vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn nếu có.
Những điều bạn có thể chưa biết về thời điểm giao kết hợp đồng.
Cụ thể như:
4.1 Thời điểm giao kết hợp đồng có thể không phải là thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Nếu hợp đồng ghi rõ thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Từ ngày …. thì thời điểm giao kết hợp đồng có thể không trùng với thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Bên cạnh đó, điều kiện giao kết hợp đồng cũng ảnh hưởng đến thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Đơn cử một số hợp đồng có thể yêu cầu các điều kiện bổ sung để có hiệu lực, chẳng hạn như đăng ký, công chứng… sau khi ký và công chứng hợp đồng mới có hiệu lực.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà đất: Thời điểm giao kết là khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán và các thủ tục pháp lý khác được hoàn tất.
4.2 Thời điểm giao kết hợp đồng bị ảnh hưởng bởi hình thức giao kết
Thời điểm giao kết hợp đồng bị ảnh hưởng bởi hình thức giao kết, cụ thể:
- Hợp đồng bằng văn bản: Thời điểm giao kết thường là khi các bên ký tên vào bản hợp đồng cuối cùng hoặc bằng hình thức chấp nhận khác.
- Hợp đồng bằng lời nói: Thời điểm giao kết là khi các bên đã thỏa thuận xong tất cả các điều khoản và bắt đầu thực hiện hợp đồng.
4.3 Im lặng có thể là mốc thời điểm giao kết hợp đồng
Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
4.4 Thời điểm giao kết hợp đồng có thể không trùng với thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng không nhất thiết trùng với thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng.
Ví dụ: Một hợp đồng mua bán có thể được giao kết trước nhiều tháng so với thời điểm giao hàng.
Trên đây https://hoadondientu.edu.vn/ giải đáp về thời điểm giao kết hợp đồng là gì. Việc xác định chính xác thời điểm giao kết hợp đồng rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Việc hiểu rõ về thời điểm này giúp các bên đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Để lại một phản hồi