
Kiểm toán tuân thủ là hình thức kiểm toán đóng vai trò quan trọng giúp các tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo sự tin cậy, tính toàn vẹn và minh bạch trong hoạt động. Kiểm toán tuân thủ có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động. Vậy kiểm toán tuân thủ là gì, mục tiêu và phương pháp như thế nào?
>> Tham khảo: Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
1. Kiểm toán tuân thủ là gì?
Khái niệm kiểm toán tuân thủ và đối tượng của kiểm toán tuân thủ sẽ được giải đáp ngay dưới đây:
1.1. Khái niệm Kiểm toán tuân thủ
Căn cứ theo Khoản 10, Điều 3, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
Mặt khác, tại Khoản 2, Điều 7, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 quy định về báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
Như vậy, kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm tra, nhằm đưa ra ý kiến về việc tuân thủ quy định của đơn vị được kiểm toán.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
1.2. Đối tượng của kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ bao gồm 2 nhóm đối tượng:
- Kiểm toán nhà nước: Với các đối tượng là các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức quản lý, tài sản công.
- Kiểm toán độc lập: Với các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức còn lại.
1.3. Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ hoạt động với mục tiêu đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng các quy định, văn bản, chế độ, chính sách pháp luật,… của các hoạt động, thông tin đơn vị.
Vì vậy, tính tuân thủ trong kiểm toán lĩnh vực công được xem là vấn đề trọng tâm của kiểm toán tuân thủ, mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là hướng tới việc quản trị tài chính lành mạnh.
Khi kiểm toán tuân thủ, các kiểm toán viên sẽ thu thập toàn bộ các tài liệu liên quan để kiểm tra, mục đích của hoạt động này như sau:
- Xác định các quy định có thể gây sai sót hoặc không tuân thủ pháp luật trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán.
- Kiến nghị các vấn đề không tuân thủ quy định và các vấn đề được phát hiện trong khi kiểm toán.
- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, các quy định giao dịch tài chính, thông tin trong báo cáo tài chính.
Kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán hoạt động nhằm kiểm tra việc tuân thủ pháp luật các quy định, nguyên tắc về quản trị tài chính lành mạnh, từ đó, đánh giá tính hiệu quả các hoạt động giao dịch trong việc thực hiện các dự án của đơn vị được kiểm toán.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách lập hóa đơn vận chuyển.
2. Báo cáo kiểm toán tuân thủ
Giá trị quan trong của báo cáo kiểm toán.
Theo Điều 7, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, báo cáo kiểm toán tuân thủ dùng để đánh giá các vấn đề sau:
- Tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy định, quy chế trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác tại đơn vị kiểm toán.
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác tại đơn vị kiểm toán.
Giá trị của báo cáo kiểm toán:
- Báo cáo kiểm toán sử dụng cho các cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
- Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ
Lưu ý các nguyên tắc kiểm toán chung và riêng.
Nguyên tắc chung:
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo tính độc lập.
- Kiểm toán chất lượng: Thực hiện các cuộc kiểm toán chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đã tuân thủ đúng pháp luật và các chuẩn mực kế toán có liên quan.
- Đảm bảo tính chuyên môn, kiểm toán viên phải luôn giữ thái độ công tâm, minh bạch, rõ ràng để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.
Một số nguyên tắc khác: Tùy thuộc vào lĩnh vực kiểm toán, đơn vị kiểm toán để đặt ra các nguyên tắc liên quan tới quá trình kiểm toán. Hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, quá trình kiểm toán sẽ có các nguyên tắc chung mà kiểm toán Nhà nước cần xem xét.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hoa quả theo quy định.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn về kiểm toán tuân thủ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích, đặc biệt, hiểu được kiểm toán tuân thủ là gì và các vấn đề pháp lý có liên quan.
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi