Kiểm toán Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với chính sách kinh tế, tài chính nói chung, đối với chính sách tài khóa nói riêng. Vậy kiểm toán Nhà nước là gì, chức năng, vai trò và nhiệm vụ như thế nào?
1. Kiểm toán Nhà nước là gì?
Căn cứ theo Điều 118, Hiến pháp năm 2013:
“Điều 118.
- Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
- Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.
Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.”
Như vậy, kiểm toán Nhà nước là cơ quan được thành lập bởi Quốc hội, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, góp phần đảm bảo tính minh bạch tài chính Nhà nước, hạn chế tham nhũng.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Vai trò, quyền hạn của kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước được ví như “cơ quan đầu tàu” của ngành kiểm toán với những chức năng, vai trò quan trọng và quyền hạn đặc biệt.
2.1. Vai trò của kiểm toán Nhà nước
Vai trò quan trọng của kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước là một thiết chế độc lập được Quốc hội thành lập, có vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát việc quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài chính, tài sản công. Vì vậy, kiểm toán Nhà nước đóng vai trò quan trọng nâng cao tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2.2. Chức năng của kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
>> Tham khảo: Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.
2.3. Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước
Quyền hạn của kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 12, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 quy định quyền hạn và nghĩa vụ của Kiểm toán Nhà nước như sau:
- Yêu cầu cộng tác viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo các cam kết trong hợp đồng và quy định của Quy chế.
- Có quyền chấm dứt hợp đồng đối với cộng tác viên nếu cộng tác viên vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm cam kết theo hợp đồng đã ký giữa hai bên;
- Yêu cầu bồi thường trong trường hợp cộng tác viên gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán, đơn vị, cá nhân có liên quan và cho Kiểm toán nhà nước;
- Khởi kiện cộng tác viên khi vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các điều khoản hợp đồng, kiểm soát chất lượng kiểm toán theo Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán.
3. Công việc của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ xây dựng chuẩn mực kiểm toán.
Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện những công việc sau:
- Nắm bắt tình hình quản lý tài chính công: Bao gồm xây dựng kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán tài chính, tài sản thuộc phạm vi kiểm toán.
- Thực hiện kiểm toán các nội dung theo quy định và sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ đơn vị có liên quan.
- Chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán.
- Thực hiện lập báo cáo kiểm toán: Lập báo cáo kiểm toán các hoạt động theo từng lĩnh vực phụ trách và trình lên các cá nhân có thẩm quyền.
- Tổng hợp các kết quả kiểm toán.
- Kiểm toán các chương trình có mục tiêu quốc gia.
- Tham gia công tác ngân sách Nhà nước.
- Xây dựng quy trình và các chuẩn mực kiểm toán, tham gia đề xuất, sửa đổi và hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán.
Trên đây là một số thông tin về kiểm toán Nhà nước. Đóng vai trò quan trọng đối với ngành kiểm toán, Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với việc điều tiết, thực hiện áp dụng các chuẩn mực kiểm toán để đảm bảo tính minh bạch cho các chính sách kinh tế, tài khóa.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi