Khái niệm và hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng

   Trong quá trình giao dịch thương mại, không thể tránh khỏi những tình huống phát sinh làm cho các bên phải áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng. Đình chỉ hợp đồng là gì và khi nào được áp dụng theo quy định pháp luật? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này, các trường hợp đình chỉ  theo Luật Thương mại 2005, cũng như so sánh giữa đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng.

1. Đình chỉ hợp đồng là gì?

Theo quy định tại Điều 292, Luật thương mại 2005, các loại chế tài trong thương mại bao gồm:

+) Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

+) Phạt vi phạm.

+) Buộc bồi thường thiệt hại.

+) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

+) Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

+) Hủy bỏ hợp đồng.

+) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

2. Khi nào đình chỉ thực hiện hợp đồng?

Theo quy định tại Điều 310, Luật Thương mại 2005, việc đình chỉ thực hiện hợp đồng xảy ra khi một bên chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (ngoại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm được nêu tại Điều 294 của Luật này). Cụ thể, đình chỉ có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Một bên vi phạm các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ.
  • Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ.

3. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Điều 311, Luật thương mại 2005 thì hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng bao gồm:

  • Chấm dứt hợp đồng từ thời điểm thông báo: Hợp đồng sẽ chính thức chấm dứt khi một bên nhận được thông báo đình chỉ từ bên kia. Từ thời điểm này, cả hai bên không cần phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Quyền yêu cầu thanh toán: Nếu một bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình, họ có quyền yêu cầu bên còn lại thanh toán cho các phần đã hoàn thành hoặc thực hiện các nghĩa vụ còn lại.
  • Quyền yêu cầu bồi thường: Bên bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại, dựa theo các quy định trong Luật Thương mại 2005.

Nói cách khác, khi hợp đồng bị đình chỉ, hai bên không cần phải tiếp tục tuân theo các điều khoản của hợp đồng từ thời điểm thông báo, nhưng bên đã hoàn thành nghĩa vụ có thể yêu cầu được đền bù hoặc thanh toán. Đồng thời, bên bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điểm khác biệt giữa hủy bỏ hợp đồng và đình chỉ.

4. Sự giống và khác nhau giữa đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng

Từ những quy định tại Luật thương mại 2005, việc đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng có những điểm giống và khác nhau dưới đây.

4.1. Giống nhau

  • Cả tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng đều là các biện pháp chế tài trong lĩnh vực thương mại, được quy định tại Điều 292 của Luật Thương mại 2005.
  • Không áp dụng trong các trường hợp miễn trách nhiệm, bao gồm:
  • Hành vi vi phạm thuộc trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận từ trước.
  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
  • Hành vi vi phạm của một bên xảy ra do lỗi hoàn toàn từ bên kia.
  • Hành vi vi phạm xảy ra do việc thực hiện quyết định của Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà tại thời điểm ký hợp đồng, hai bên không thể biết trước.
  • Bên thực hiện việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay lập tức cho bên còn lại.
  • Nếu không thông báo kịp thời, gây thiệt hại cho bên kia, thì bên tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng sẽ phải bồi thường thiệt hại.

4.2. Khác nhau

Tiêu chí Hủy bỏ hợp đồng Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Khái niệm – Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng hoặc hủy bỏ một phần hợp đồng:

Hủy bỏ toàn bộ: Chấm dứt toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng đối với cả hai bên.

–  Hủy bỏ một phần: Chấm dứt một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại vẫn có hiệu lực.

– Việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng gọi là đình chỉ.
Trường hợp áp dụng – Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.

– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

– Khi có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng.

– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Giá trị hiệu lực của hợp đồng – Phần hợp đồng bị hủy bỏ không còn hiệu lực từ thời điểm giao kết (trừ trường hợp hủy bỏ hợp đồng giao hàng từng phần). – Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ.
Hậu quả pháp lý – Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Các bên có quyền yêu cầu thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng với phần đã hoàn thành trước khi hủy hợp đồng.

– Nếu một bên không hoàn trả tài sản hoặc quyền lợi nhận được từ hợp đồng thì phải hoàn trả bằng tiền.

– Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

– Bên đã thực hiện nghĩa vụ có thể yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện các nghĩa vụ đối ứng.

– Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng đều là các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên khi có vi phạm xảy ra. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hy vọng bài viết này https://hoadondientu.edu.vn/ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích và thiết thực về chế tài đình chỉ theo Luật Thương mại 2005.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*