Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Tổng quan chi tiết

   Hợp đồng mua bán hàng quốc tế ngày càng phổ biến, được cá nhân và doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong đó, nghĩa vụ dân sự được hiểu là mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể luôn luôn xác định được.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các bên tham gia hợp đồng bằng các ràng buộc pháp lý. Việc ký hợp đồng mua bán quốc tế cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng và hài hòa lợi ích giữa các bên.

2. Nội dung chính của hợp đồng mua bán quốc tế 

Hợp đồng mua bán quốc tế có thể ở dạng văn bản giấy, văn bản điện tử, dạng lời nói, ký hiệu… tuy nhiên hợp đồng ở dạng văn bản được ưu tiên và là căn cứ pháp lý chặt chẽ để giải quyết các tranh chấp nếu có.

2.1 Nội dung chính của hợp đồng mua bán quốc tế 

Tại Việt Nam, pháp luật không quy định cụ thể nội dung bắt buộc phải có đối với hợp đồng mua bán quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và Công ước viên 1980 (công ước của liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế) thì nội dung chính thường bao gồm:

  • Thông tin các bên tham gia hợp đồng: Tên công ty, địa chỉ, thông tin liên lạc của cả bên mua và bên bán.
  • Mô tả hàng hóa, dịch vụ: Tên hàng, dịch vụ, mã hàng, quy cách, chất lượng, số lượng, đơn vị tính.
  • Giá cả và điều kiện thanh toán: Giá cả đơn vị, tổng giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
  • Điều kiện giao hàng: Điểm giao hàng, phương thức giao hàng (FOB, CIF, CFR,…), chi phí vận chuyển, bảo hiểm.
  • Thời gian giao hàng: Thời gian dự kiến giao hàng, các điều khoản về chậm trễ giao hàng.
  • Chất lượng hàng hóa: Tiêu chuẩn chất lượng, quy định về kiểm tra chất lượng, xử lý hàng hóa không đạt chất lượng.
  • Bảo hành, bảo hiểm: Chính sách bảo hành, bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Điều khoản thanh toán: Hình thức thanh toán (thanh toán trước, thanh toán sau khi giao hàng,…), ngân hàng thanh toán.
  • Giải quyết tranh chấp: Phương thức giải quyết tranh chấp (trực tiếp, trọng tài, tòa án).
  • Các điều khoản về rủi ro bất khả kháng: các điều khoản nếu xảy ra rủi ro thiên tai, hỏa hoạn…
  • Lực lượng pháp lý áp dụng: Pháp luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh.

2.2 Mẫu hợp đồng mua bán quốc tế 

Hợp đồng mua bán quốc tế thông thường được giao kết dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.  Dưới đây là mẫu hợp đồng mua bán quốc tế mà cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Independence – Freedom – Happiness
==== J ====

HỢP ĐỒNG MUA BÁN

PURCHASE AND SALE CONTRACT

Số: …. /SV/ HĐMB

No.: …. /SV/ HDMB

– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

– Pursuant to the civil code No. 91/2015/QH13 dated November 24, 2015.

– Căn cứ vào Luật Thương mại có hiệu lực ngày 01/01/2006.

– Pursuant to the Commercial Law with the effect from 01 January 2006.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …… (1) , tại ……..(2) , Chúng tôi gồm

Today, dated ……… , at ………, we are:

BÊN A (Bên Mua): …… (3)

PARTY A (Buyer): ………

Địa chỉ : …… (4)

Address : ……

Mã số thuế : ………

Tax code : ………

Tài khoản : ……… (6)

Account No. : ………

Do Ông : ……… (7)  làm đại diện

Represented by : ………

Chức vụ :……………….

Position :

BÊN B (Bên Bán):

PARTY B (Seller):

Địa chỉ : …… (4)

Address : ……

Mã số thuế : ………

Tax code : ………

Tài khoản : ……… (6)

Account No. : ………

Do Ông : ……… (7)  làm đại diện

Represented by : ………

Chức vụ :……………….

Position :

Sau khi thỏa thuận, Bên A đồng ý mua, bên B đồng ý bán sản phẩm may mặc, được quy định tại các điều khoản cụ thể như sau

After discussion, Party A agrees to buy and Party B agrees to sell garment product with the terms and conditions as follows:

ĐIỀU 1: TÊN HÀNG – SỐ LƯỢNG – GIÁ CẢ

ARTICLE 1: NAME OF GOODS – QUANTITY – PRICE

ĐIỀU 2: Thời gian – Địa điểm – Phương Thức giao nhận

ARTICLE 2: Time – Location – Method of delivery

ĐIỀU 3: Thanh toán

ARTICLE 3: Payment

ĐIỀU 4: Điều khoản chung

ARTICLE 4: General terms

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                          ĐẠI DIỆN BÊN B

REPRESENTATIVE OF PARTY A                                  REPRESENTATIVE OF PARTY B

 

Tùy từng lĩnh vực cụ thể mà các mẫu hợp đồng mua bán có thể khác nhau theo quy định của Luật pháp nước sở tại giao kết hoặc theo điều ước quốc tế chung mà các bên là thành viên. 

Khi giao kết hợp đồng các bên được tự do lựa chọn ngôn ngữ giao kết hợp đồng (nếu điều ước quốc tế chung không quy định). Ngôn ngữ sử dụng ký hợp đồng thường là ngôn ngữ của nước sở tại thực hiện giao kết hợp đồng hoặc lựa chọn một ngôn ngữ chung (thường là tiếng anh).

3. Lưu ý khi soạn thảo một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 

Khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, người soạn thảo hợp đồng cần căn cứ vào lĩnh vực mua bán, căn cứ vào Pháp luật giao dịch thương mại, và các rủi ro có thể đưa ra các nội dung chính và các điều khoản chi tiết trong hợp đồng mua bán.

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Các vấn đề cần lưu ý:

  • Tìm hiểu về pháp luật thương mại: tìm hiểu kỹ lưỡng pháp luật của các bên tham gia giao kết hợp đồng, điều ước quốc tế các bên cùng tham gia.
  • Tìm hiểu kỹ về đối tác: nắm được thông tin về đối tác, lựa chọn các đối tác uy tín, có năng lực sản xuất kinh doanh.
  • Hợp đồng văn bản: việc sử dụng hợp đồng văn bản là lợi thế khi xảy ra các tranh chấp, nên ký hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử có chữ ký số của các bên tham gia. 
  • Dịch thuật hợp đồng: trường hợp các bên sử dụng ngôn ngữ khác nhau, cần có dịch thuật công chứng để đảm bảo tính chính xác hoặc có thể sử dụng ngôn ngữ thứ ba.
  • Sử dụng tham vấn của các chuyên gia, luật sư: Tư vấn từ chuyên gia, luật sư thương mại quốc tế để đảm bảo hợp đồng đầy đủ, chặt chẽ tránh rủi ro.

Việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ lưỡng. Đối với các hợp đồng có giá trị cao nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thương mại và luật sư.

Trên đây https://hoadondientu.edu.vn/ cung cấp thông tin về hợp đồng mua bán quốc tế và những lưu ý khi giao kết hợp đồng. Cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*