Hợp đồng lao động với người nước ngoài có quy định gì? Mẫu mới 2025

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc sử dụng lao động người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng phổ biến. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật và quyền lợi của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về điều kiện tuyển dụng, giấy phép lao động, thời hạn hợp đồng cũng như các nghĩa vụ liên quan  được đề cập trong bài viết dưới đây.

Quy định ký hợp đồng lao động với người nước ngoài

1. Điều kiện để lao động và sử dụng lao động nước ngoài

1.1 Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Để được lao động tại Việt Nam, lao động nước ngoài (cá nhân mang quốc tịch nước ngoài) cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 151, Bộ Luật lao động 2019 gồm:

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật hoặc tay nghề phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra, họ phải đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Không thuộc đối tượng đang chấp hành hình phạt, chưa được xóa án tích hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.
  • Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ những trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 154 của Bộ Luật này và được sửa đổi bổ sung bởi Điều 7, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Khoản 4 và điểm b,c,g khoản 13, Điều 1, Nghị Định 70/2023/NĐ-CP.

1.2 Ai được sử dụng lao động nước ngoài?

Theo Khoản 2, Điều 2, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, những đối tượng được phép sử dụng lao động nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp vận hành theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
  • Nhà thầu tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng theo quy định.
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp phép thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác theo quy định.
  • Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có giấy đăng ký hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
  • Các tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định pháp luật.
  • Tổ chức quốc tế, văn phòng dự án nước ngoài tại Việt Nam, cùng với các cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động.
  • Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được cấp phép hoạt động.
  • Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định hiện hành.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và vận hành theo Luật Hợp tác xã.
  • Hộ kinh doanh và cá nhân có quyền hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

1.3 Thời hạn hợp đồng lao động với người nước ngoài

Thời gian lao động của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:

  • Khoản 2, Điều 151, Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
  • Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài không được kéo dài hơn thời hạn của giấy phép lao động. Điều này có nghĩa là khi giấy phép lao động hết hạn, hợp đồng lao động cũng không còn hiệu lực.
  • Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động có thời hạn xác định liên tiếp, miễn là phù hợp với thời gian của giấy phép lao động.
  • Theo Điều 10, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động đối với trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như sau: Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một số trường hợp nhưng không vượt quá 02 năm.

2. Mẫu hợp đồng lao động với người nước ngoài

Doanh nghiệp, người sử dụng lao động nước ngoài có thể tham khảo mẫu hợp đồng dưới đây:

Link tải mẫu hợp đồng

Lưu ý, mẫu hợp đồng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đi đến ký kết hợp đồng lao động với người nước ngoài, cả người lao động và người sử dụng lao động cần soạn thảo hợp đồng và bàn bạc, thương lượng một cách kỹ lưỡng.

Kinh nghiệm quản lý nhân sự nước ngoài

3. Những lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài

Khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài, bạn cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh rủi ro:

– Điều kiện pháp lý và giấy phép lao động

  • Xác minh và hoàn tất thủ tục về giấy phép lao động hợp lệ hoặc thuộc diện miễn giấy phép lao động theo quy định của pháp luật trước khi ký hợp đồng.
  • Kiểm tra thời hạn visa, thẻ tạm trú của người lao động để đảm bảo họ có quyền cư trú và làm việc hợp pháp.

– Nội dung hợp đồng lao động

  • Hợp đồng phải có các điều khoản rõ ràng, bao gồm:
    • Chức danh công việc, mô tả công việc cụ thể.
    • Thời hạn hợp đồng (xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn).
    • Mức lương, tiền tệ thanh toán (VND hoặc ngoại tệ theo quy định).
    • Quyền lợi về bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân.
    • Điều kiện làm việc, số giờ làm, thời gian nghỉ phép.
    • Điều khoản chấm dứt hợp đồng và tranh chấp lao động.
  • Hợp đồng phải được lập bằng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của người lao động).

– Nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm

  • Xác định xem người lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội không.
  • Hướng dẫn người lao động đăng ký mã số thuế cá nhân và kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

–  Thủ tục báo cáo với cơ quan quản lý

  • Báo cáo về việc sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội định kỳ theo yêu cầu.
  • Khi có thay đổi về hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng, cần thực hiện báo cáo theo đúng quy định.

– Các yếu tố văn hóa và quản lý lao động

  • Hỗ trợ người lao động làm quen với văn hóa doanh nghiệp, phong tục Việt Nam để tránh xung đột trong môi trường làm việc.
  • Giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ, đặc biệt về quy tắc nội bộ công ty.
  • Hỗ trợ người lao động nước ngoài hoàn thành các thủ tục cư trú, đăng ký tạm trú với công an địa phương.

Trên đây là những nội dung hóa đơn điện tử cung cấp, việc tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định liên quan, bao gồm điều kiện tuyển dụng, thời hạn hợp đồng và quyền lợi của người lao động. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, đồng thời tạo ra môi trường lao động hợp pháp và minh bạch.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*