Giao dịch CFD là gì? Ưu và nhược điểm của giao dịch CFD

   Thị trường tài chính ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, giao dịch CFD ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại giao dịch đặc biệt này. Vậy, giao dịch CFD là gì? Ưu và nhược điểm như thế nào? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.  

Tìm hiểu giao dịch CFD là gì.

1. Giao dịch CFD là gì?

Giao dịch CFD (là viết tắt của Contract For Difference) hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch. Giao dịch CFD cho phép nhà đầu tư dự đoán sự biến động giá của một tài sản cơ sở mà không cần sở hữu thực tế tài sản đó. 

Khi thực hiện giao dịch CFD là bạn đang đặt cược vào việc giá của một tài sản như cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, tiền tệ… sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai. Giao dịch CFD hoạt động dựa trên thay đổi giá giữa thời điểm mở – đóng hợp đồng, cụ thể khi giao dịch kết thúc có 2 trường hợp:

  • Nếu có lãi: Bên bán sẽ phải trả cho bạn mức chênh lệch tính theo giá của hợp đồng. 
  • Nếu thua lỗ: Bên mua phải thanh toán mức chênh lệch cho bên bán.

Ví dụ:

Công ty ABC phát hành cổ phiếu X có giá là 100.000 VNĐ, cổ phiếu X được dự sẽ tăng trong tương lai gần. Thay vì mua trực tiếp cổ phiếu X, bạn quyết định mua 1 hợp đồng CFD 1000 cổ phiếu X. 

  • Nếu giá cổ phiếu X tăng với mức 105.000 VNĐ thì bạn sẽ thu được lợi nhuận bằng với sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán CFD (tức thu lãi 5.000.000 VNĐ). 
  • Nếu giá cổ phiếu X giảm còn 95.000 VNĐ bạn sẽ chịu lỗ bằng với mức chênh lệch giá bạn mua và giá bạn bán CFD (tức chịu lỗ 5.000.000 VNĐ).

2. Đặc điểm của giao dịch CFD có  gì? Ưu và nhược điểm cần nắm được

Ngoài việc hiểu rõ giao dịch CFD là gì thì các nhà đầu tư cần nắm rõ thêm về đặc điểm cùng với ưu và nhược điểm của loại giao dịch này. 

 

Đặc điểm của giao dịch CFD.

2.1 Đặc điểm của giao dịch CFD 

Giao dịch CFD là một trong những công cụ tài chính hiện đại, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn để tối ưu hóa lợi nhuận. Để có thể giao dịch CFD hiệu quả cần nắm rõ đặc điểm của giao dịch CFD mà nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Dựa trên sự chênh lệch giá: Lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào sự khác biệt giữa giá của tài sản cơ sở tại thời điểm mở và đóng vị thế.
  • Không sở hữu tài sản cơ sở: Nhà đầu tư chỉ cần dự đoán giá của tài sản sẽ tăng hay giảm mà không cần mua hoặc bán tài sản đó.
  • Đòn bẩy: CFD thường sử dụng đòn bẩy, cho phép nhà đầu tư kiểm soát một vị thế lớn hơn với số vốn ban đầu nhỏ hơn. Điều này có thể giúp tăng lợi nhuận nhưng cũng đồng thời tăng rủi ro.

2.2 Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch CFD

Không khó để có thể nhận ra các ưu điểm và nhược điểm của giao dịch CFD. Cụ thể, các ưu và nhược điểm của giao dịch CFD như sau:

 

Ưu điểm của CFD Nhược điểm của CFD
Đa dạng tài sản: Giao dịch CFD có thể áp dụng trên nhiều loại tài sản như: cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, tiền tệ, các chỉ số tiền điện tử.

Giao dịch hai chiều: Có thể kiếm lợi nhuận từ cả thị trường tăng và giảm.

Đòn bẩy: Có thể đạt được giao dịch ở một vị thế lớn mà không cần phải cam kết toàn bộ chi phí, theo đó kích thích đầu tư, tăng khả năng sinh lời với số vốn nhỏ.

Tính thanh khoản cao: Thị trường CFD hoạt động 24/5, giúp nhà đầu tư dễ dàng thực hiện giao dịch.

Rủi ro cao: Các chỉ số chênh lệch biến động nhanh. Đòn bẩy có thể khuếch đại cả lợi nhuận và thua lỗ. 

Thị trường phức tạp: Giao dịch CFD đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm nhất định về giao dịch tài chính.

Phí: Có thể phát sinh các loại phí như phí giao dịch, phí dữ liệu, phí qua đêm,…

Nắm rõ các ưu điểm, nhược điểm của giao dịch CFD giúp nhà đầu tư có thể chủ động thiết lập các hợp đồng có lợi cho mình. Ngoài ra có thể dễ dàng, đánh giá, phân tích tiềm năng và các rủi ro xung quan việc giao dịch CFD.

>>> Xem thêm: Các hình thức hợp đồng phổ biến hiện nay

3. Ai nên giao dịch CFD?

Giao dịch CFD phù hợp với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao và muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Lưu ý trước khi thực hiện các giao dịch CFD:

  • Nắm rõ thông tin: Tìm hiểu kỹ về luật giao dịch CFD, các loại tài sản (cổ phiếu, tiền điện tử…) và các chiến lược giao dịch khôn kéo.
  • Kiểm soát vốn ban đầu ở mức thấp: Khi chưa có nhiều kinh nghiệm các nhà đầu tư nên bắt đầu với một số vốn nhỏ để làm quen với thị trường và giảm thiểu rủi ro.
  • Quản lý rủi ro: Luôn đặt lệnh dừng lỗ để hạn chế thiệt hại khi thị trường diễn biến bất lợi.
  • Đa dạng hóa danh mục: Đầu tư đa dạng vào nhiều loại cổ phiếu khác nhau hay các loại tiền điện tử khác nhau… không đầu tư toàn bộ số vốn vào một loại tài sản duy nhất.

Giao dịch CFD mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiểu rõ  giao dịch CFD là gì, ưu nhược điểm của loại giao dịch này sẽ giúp người tham gia tránh được nhiều rủi ro và tận dụng các ưu điểm tốt hơn. Tham khảo https://hoadondientu.edu.vn/ để có những thông tin bổ ích nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*