Các phương pháp kiểm toán cơ bản

Phương pháp kiểm toán cơ bản

Các phương pháp kiểm toán cơ bản là tiêu chuẩn, căn cứ quan trọng để kiểm toán viên nhận diện những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Vậy kiểm toán cơ bản là gì và có những phương pháp nào? 

1. Phương pháp kiểm toán cơ bản là gì?

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 330, phương pháp kiểm toán cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế để phát hiện ra những vấn đề sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dữ liệu. 

Đối với phương pháp này, tất cả những đánh giá, phân tích và nhận định của kiểm toán viên phải được căn cứ trên các dữ liệu, số liệu và thông tin thực tế của báo cáo tài chính được cung cấp bởi bộ phận kế toán.

2. Có những phương pháp kiểm toán cơ bản nào?

Thông thường, có một số phương pháp sau:

2.1. Phương pháp đánh giá tổng quát 

Đánh giá tổng quát là phương pháp kiểm toán cơ bản căn cứ trên số liệu của báo cáo tài chính (BCTC), thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu của BCTC.

Cụ thể, phương pháp đánh giá tổng quát sẽ bao gồm hai phương pháp chính là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất:

  • Phân tích xu hướng: Phương pháp này sẽ so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu, giúp kiểm toán viên thấy được chiều hướng biến động trên cùng một chỉ tiêu qua đó định hướng được nội dung kiểm toán và các định những vấn đề trọng yếu cần khai thác và đi sâu.
  • Phân tích tỷ suất: Dựa vào những tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục để đưa ra so sánh, phân tích đánh giá. Một số nhóm tỷ suất mà doanh nghiệp cần lưu ý:
    • Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán.
    • Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời.
    • Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2.2. Phương pháp thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

Phương pháp này là kỹ thuật kiểm tra chi tiết quá trình thanh toán, ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp số dư từng tài khoản.

Đây là một trong những phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất, tuy mất nhiều công sức, thời gian, chi phí, nhưng lại mang lại bằng chứng kiểm toán có giá trị và sức thuyết phục cao nhất.Thích hợp để thực hiện tại các lĩnh vực như tiền mặt, ngoại tệ, đá quý.

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp kiểm toán cơ bản

Lựa chọn phương pháp kiểm toán nào?

Ưu & nhược điểm của kiểm toán cơ bản.

Phương pháp kiểm toán cơ bản có một số ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Là phương pháp mang tính truyền thống, phổ biến và dễ dàng áp dụng với hầu hết các trường hợp kiểm toán.
  • Hình thức triển khai linh động: Có thể được triển khai theo hướng chi tiết hơn hoặc kết hợp lại tùy từng trường hợp cụ thể
  • Các vấn đề rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
  • Kiểm toán cơ bản được kiểm toán viên áp dụng rõ rệt trong 2 giai đoạn thực hành kiểm toán.
  • Trong một số trường hợp kiểm soát nội bộ yếu kém, kiểm toán viên có thể tăng cường tính hiệu lực và số lượng của các thử nghiệm cơ bản.

Nhược điểm:

  • Có thể xảy ra sai sót trong quá trình kiểm toán.
  • Một số thử nghiệm cơ bản có thể tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức triển khai, vì vậy đòi hỏi kiểm toán viên và doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn.

>> Tham khảo: Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm khi nào?

4. Quy trình kiểm toán cơ bản

Các bước thực hiện kiểm toán

Quy trình kiểm toán cơ bản.

Theo Điều 44, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, các bước của quy trình kiểm toán bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán

Theo Điều 45, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015,việc chuẩn bị kiểm toán như sau:

– Khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán.

– Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập về đơn vị được kiểm toán để xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán và phương pháp kiểm toán thích hợp.

– Lập kế hoạch kiểm toán.

Bước 2: Thực hiện kiểm toán

Quá trình thực hiện kiểm toán được hướng dẫn tại Điều 46, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015:

  • Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán theo đúng quyết định kiểm toán.
  • Thành viên trong đoàn kiểm toán phải áp dụng chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện toàn bộ quá trình kiểm toán đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bước 3: Lập báo cáo kiểm toán

Quy định về lập báo cáo kiểm toán tại Điều 47, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015:

  • Thời hạn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán và gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán: Chậm nhất 30 ngày.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo kiểm toán, đơn vị được kiểm toán phải có ý kiến bằng văn bản gửi Kiểm toán nhà nước; quá thời hạn trên, đơn vị được kiểm toán không có ý kiến thì được coi là đã nhất trí với dự thảo báo cáo kiểm toán.
  • Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm toán, báo cáo kiểm toán được Nhà nước gửi cho đơn vị kiểm toán và các cơ quan có liên quan.

Lưu ý: Trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.

Bước 4: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau:

  • Lập và gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước.
  • Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán

Trên đây là một số phương pháp kiểm toán cơ bản. Theo đó, có 2 phương pháp chủ yếu là Phân tích đánh giá tổng quát và Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản. Ngoài ra, doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán cũng cần lưu ý về những ưu, nhược điểm và quy trình của kiểm toán cơ bản.

>> Tham khảo: Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*