Là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, các vấn đề xoay quanh bảng cân đối kế toán (BCĐKT) được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. BCĐKT là gì, có nội dung và kết cấu như thế nào? Kế toán doanh nghiệp cần nắm vững các nội dung về báo cáo này để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
1. Bảng cân đối kế toán là gì?
Theo Mục 1.1, Khoản 1, Điều 12, Thông tư 200/2014/TT-BTC, bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tổng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.
Nói cách khác, BCĐKT thể hiện những gì doanh nghiệp đang nợ và đang sở hữu, cũng như số tiền đầu tư của các cổ đông. Toàn bộ các số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản.
Căn cứ vào BCĐKT, doanh nghiệp sẽ có sự đánh giá khái quát tình hình tài chính của chính mình hay các nhà đầu tư về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Kết cấu của Bảng cân đối kế toán
Kết cấu bảng cân đối kế toán.
Các chỉ tiêu của BCĐKT được chia thành 2 phần:
- Phần Tài sản: Phản ánh tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh;
- Phần Nguồn vốn: Phản ánh tài sản theo nguồn hình thành vốn kinh doanh. Học kế toán doanh nghiệp ở đâu
Về bố cục, phần tài sản và nguồn vốn có thể theo chiều dọc (trình bày hết các chỉ tiêu thuộc phần Tài sản sau đó đến các chỉ tiêu thuộc phần Nguồn vốn) hoặc có thể theo chiều ngang (các chỉ tiêu thuộc phần Tài sản được trình bày song song với các chỉ tiêu thuộc phần Nguồn vốn).
>> Tham khảo: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
3. Nguyên tắc, cách lập và mẫu bảng cân đối kế toán
Việc lập BCĐKT phải được căn cứ theo một số quy định quan trọng và tuân thủ các nguyên tắc nhất định.
3.1. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Khi lập BCĐKT, kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Khi lập và trình bày BCĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc lập BCĐKT tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân: Đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ (khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau).
- Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên BCĐKT. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
- Việc trình bày các chỉ tiêu của BCĐKT khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được thực hiện tương tự như BCĐKT của doanh nghiệp khi đang hoạt động ngoại trừ một số điều chỉnh.
>> Tham khảo: Hướng dẫn lập mẫu biên bản thu hồi hóa đơn.
3.2. Cách lập BCĐKT
Để lập BCĐKT, bạn cần thực hiện các bước:
– Bước 1: Xác định kỳ kế toán sẽ lập BCĐKT và ngày báo cáo.
– Bước 2: Thu thập thông tin làm căn cứ số liệu để lập BCĐKT gồm các số dư tài khoản kế toán tại ngày báo cáo.
– Bước 3: Áp dụng mẫu BCĐKT theo quy định tương ứng với trường hợp của đơn vị, doanh nghiệp (Sử dụng Mẫu theo Thông tư 133 hoặc Mẫu theo Thông tư 200).
– Bước 4: Điền các thông tin và tính toán số liệu theo BCĐKT. Tính tổng số dư của từng nhóm tài khoản (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu).
– Bước 5: Kiểm tra xem tổng số dư bên trái (tài sản) có bằng tổng số dư bên phải (nguồn vốn) hay không. Trường hợp kế toán đúng thì tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3.3. Mẫu BCĐKT
Mẫu BCĐKT theo Thông tư 133:
Mẫu BCĐKT theo Thông tư 200:
Trên đây là khái niệm, kết cấu nội dung, hướng dẫn cơ bản cách lập BCĐKT. Đây là một trong những báo cáo quan trọng phản ánh cụ thể và chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp nên kế toán, bộ phận quản trị lưu ý trong quá trình lập và phân tích BCĐKT.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi