Chức năng của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Quy định về kiểm toán nội bộ

Trong doanh nghiệp, chức năng của kiểm toán nội bộ là gì? Hệ thống quản trị tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay ngày càng được chú trọng. Vị trí của kiểm toán cũng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức.

1. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ

Theo Điều 20, Nghị định 05/2019/NĐ-CP, bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ dưới đây:

– Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt.

– Xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị và trình cấp quản lý trực tiếp xem xét, phê duyệt.

– Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ theo kế hoạch, quy trình đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

– Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của các đối tượng quy định tại Khoản 4, Điều 12, Nghị định 05/2019/NĐ-CP.

– Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục sai sót nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

– Lập báo cáo kiểm toán.

– Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định.

– Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị.

– Tư vấn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

– Trình bày ý kiến của kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu để các đối tượng quy định tại Khoản 4, Điều 12, Nghị định 05/2019/NĐ-CP xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.

– Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của đơn vị nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP giao hoặc theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Những điều cần biết về thuế GTGT dịch vụ y tế.

2. Vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ

Vai trò của kiểm toán nội bộ

Chức năng, vai trò quan trọng của kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nội bộ có vai trò, chức năng không thể thiếu với mọi doanh nghiệp.

Chức năng của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ có những chức năng sau:

  • Cung cấp những thông tin quan trọng về khả năng quản lý rủi ro, nhận định và đánh giá hiệu quả của quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình nội bộ, quản trị công ty và kế toán – tài chính doanh nghiệp.
  • Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn kiểm soát các dự án mới, quản trị rủi ro. 
  • Đảm bảo tuân thủ và thực hiện đầy đủ các hoạt động kiểm tra, đưa ra những đánh giá khách quan nhất về hiệu quả và hiệu suất kiểm soát nội bộ.
  • Đánh giá tình hình tài chính và kinh doanh cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp và báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đòi hỏi phải liên tục được kiểm tra, cập nhật và hoàn thiện.
  • Cải thiện những mặt hạn chế của hệ thống quản trị, quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra, phân tích, giám sát, quy trình hoạt động của các phòng ban, kiểm toán nội bộ đưa ra các phương án để nâng cao năng suất.
  • Đánh giá tình hình tài chính và kinh doanh cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp và báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đòi hỏi phải liên tục được kiểm tra, cập nhật và hoàn thiện.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ

Quyền hạn của kiểm toán nội bộ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, bộ phận kiểm toán nội bộ có những quyền hạn sau đây:

– Được trang bị nguồn lực cần thiết, được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ như: Việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán; dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước đối với địa phương, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chiến lược đối với doanh nghiệp và các loại báo cáo khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.

– Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ; được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.

– Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.

>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.

– Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của đơn vị.

– Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.

– Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.

– Được đào tạo để nâng cao năng lực cho nhân sự trong bộ phận kiểm toán nội bộ.

– Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.

– Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

Trên đây là vai trò, chức năng và quyền hạn của kiểm toán nội bộ. Hệ thống quản trị tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay ngày càng được chú trọng nên kiểm toán nội bộ ngày càng đóng vai trò không thể thiếu với hệ thống tài chính – kế toán của doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Cẩm nang quản trị xuất nhập khẩu.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*