Vướng mắc về hóa đơn điện tử doanh nghiệp thường gặp phải

Nghiên cứu thông tin trong Nghị định 119 để giải quyết vướng mắc về hóa đơn điện tử

Vướng mắc về hóa đơn điện tử doanh nghiệp thường gặp phải là điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử và thủ tục khởi tạo, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử.

Trong quá trình triển khai và sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp thường gặp phải 2 vấn đề cơ bản là vấn đề về điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử và vấn đề về khởi tạo, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử.

Về điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử, vướng mắc mà doanh nghiệp thường gặp phải là  không đáp ứng đủ các điều kiện của đơn vị trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử hoặc Tổng cục Thuế và vi phạm các quy định về nội dung bắt buộc của hóa đơn điện tử. Để giải quyết các vấn đề này, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin này trong Nghị định 119 để nhanh chóng hoàn thiện các yêu cầu và triển khai hóa đơn điện tử thuận lợi.

Nghiên cứu thông tin trong Nghị định 119 để giải quyết vướng mắc về hóa đơn điện tử

Nghiên cứu thông tin trong Nghị định 119 để giải quyết vướng mắc về hóa đơn điện tử

Về thủ tục khởi tạo, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử, trường hợp vướng mắc mà nhiều doanh nghiệp gặp phải nhất là trong quá trình kinh doanh buôn bán, doanh nghiệp tạo hóa đơn điện tử nhưng chưa giao hóa đơn cho khách hàng và phát hiện ra sai sót trên hóa đơn. Đối với trường hợp này, cách giải quyết là doanh nghiệp tiến hành hủy hóa đơn điện tử trên hệ thống và lập hóa đơn điện tử mới giao cho khách hàng.

Một trường hợp khác mà nhiều doanh nghiệp cũng thắc mắc là hóa đơn điện tử đã được lập và gửi cho người mua kèm theo hàng hóa, dịch vụ cung ứng, hai bên mua bán chưa kê khai thuế nhưng phát hiện ra sai sót trên hóa đơn hoặc phát sinh việc trả lại hàng hóa.

Cách xử lý trong trường hợp này là hai bên mua, bán lập biên bản thỏa thuận ghi rõ lý do sai sót trên hóa đơn hoặc lý do trả hàng hóa và tiến hành ký xác nhận. Bên bán tiến hành thu hồi lại hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử bị sai để gạch chéo xóa bỏ, sau đó hủy hóa đơn điện tử theo hệ thống rồi lập hóa đơn điện tử mới. Hóa đơn điện tử mới phải có ghi rõ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…,ký hiệu…, gửi ngày…tháng…năm…” Doanh nghiệp cũng lưu ý chỉ kê khai hóa đơn điện tử thay thế, không kê khai hóa đơn bị hủy.

Về phía người mua, nếu là tổ chức có sử dụng hóa đơn thì xuất kho trả lại hàng hóa cũ, lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ lý do xuất trả lại hàng hóa. Nếu là cá nhân hoặc tổ chức không sử dụng hóa đơn thì trả lại hàng hóa (nếu có), trả lại hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử bị sai (bản giấy).

Các doanh nghiệp cũng thường gặp trường hợp hóa đơn điện tử đã được lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, tuy nhiên hóa đơn điện tử đã giao cho bên mua có sai sót hoặc bên mua có nhu cầu trả hàng hóa.

Trường hợp này cần xử lý bằng cách lập biên bản hoặc văn bản thỏa thuận ghi rõ lý do sai sót/trả hàng và ký xác nhận, đồng thời tiến hành kê khai điều chỉnh thuế tại ký phát sinh trả lại hàng hóa.

Cùng với đó, người bán thực hiện thu hồi lại hóa đơn chuyển từ hóa đơn điện tử để gạch chéo xóa bỏ. Sau đó, lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn trước đó.

Còn đối với người mua, nếu người mua là tổ chức có sử dụng hóa đơn thì xuất kho trả lại hàng hóa, lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ lý do xuất trả lại hàng hóa; điều chỉnh kê khai thuế đầu vào tại kỳ phát sinh trả hàng hóa. Đối với người mua hàng là cá nhân, tổ chức không sử dụng hóa đơn thì trả lại hàng hóa, trả lại hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử bị sai.

Tìm hiểu thông tin về hóa đơn điện tử. Xem thêm tại đây.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*