Nếu bạn đang quan tâm tới việc lập báo cáo tình sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy thì đừng bỏ qua bài viết này, những câu hỏi hay gặp về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và lời giải đáp cực chi tiết sẽ được cập nhật ngay đến bạn.
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
1. Vì sao phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?
Vì sao phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy luôn là câu hỏi của không ít người khi làm kế toán.
Theo quy định, hàng tháng hoặc hàng quý, các tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp, bao gồm cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.
Cụ thể, các tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ có trách nhiệm phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
2. Có bao nhiêu hình thức lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?
Có bao nhiêu hình thức lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?
Hiện nay, có 02 hình thức lập báo cáo mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
Mỗi hình thức sẽ có một yêu cầu, quy định không giống nhau, vì thế các doanh nghiệp phải nắm vững thông tin để đảm bảo làm đúng loại báo cáo cũng như tính hợp pháp của báo cáo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử là gì?
3. Yêu cầu đối với lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng?
Báo cáo theo tháng sẽ áp dụng với các đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.
Cụ thể, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải áp dụng lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong 12 tháng đầu, kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng mà chưa có thông báo của cơ quan thuế, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng có thời hạn nộp chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
4. Yêu cầu đối với lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý?
Yêu cầu đối với lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý?
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý được nộp theo mẫu số 3.9 trong Phụ lục 3 ban hành kèm theo của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn, thì vẫn sẽ phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Theo đó, báo cáo sẽ ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý quy định như sau:
– Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4.
– Quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7.
– Quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10.
– Quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau .
5. Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy có gì khác nhau không?
Sự khác nhau của việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy:
– Báo cáo sử dụng hóa đơn của hóa đơn điện tử phải được tiến hành hoàn toàn trên các phương tiện điện tử.
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy có thể được tiến hành theo phương thức điện tử hoặc trên báo cáo giấy, lựa chọn này tùy thuộc vào người sử dụng.
6. Cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nhanh nhất với cả hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy
Hiện nay, cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nhanh nhất với cả hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy thường được tiến hành ngay trên phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK).
7. Nên dùng hóa đơn điện tử hay hóa đơn giấy thì thuận tiện cho việc báo cáo tình tình sử dụng hóa đơn?
Nên dùng hóa đơn điện tử hay hóa đơn giấy thì thuận tiện cho việc báo cáo hơn?
Thực tế, việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trực tuyến sẽ nhanh chóng và đơn giản, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp hơn nhiều. Và sẽ càng nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm hơn khi các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng loại hình hóa đơn điện tử.
Bởi, việc sử dụng hóa đơn giấy sẽ khiến các kế toán tốn nhiều thời gian hơn trong tổng hợp, quản lý hóa đơn. Ngoài ra, nguy cơ xảy ra sai sót, chậm trễ báo cáo dẫn đến doanh nghiệp phải nộp phạt cũng sẽ gia tăng khi dùng hóa đơn giấy.
Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Trái lại, khi sử dụng hóa đơn điện tử thông qua các phần mềm hóa đơn điện thông minh như E-invoice thì các thao tác nghiệp vụ như: tạo lập, lưu trữ, kiểm tra, tổng hợp, thống kê hóa đơn,… sẽ được tiến hành rất đơn giản chỉ với vài cú click chuột. Không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà các sai sót nhờ đó cũng gần như không thể xảy ra, giảm thiểu tối đa các rủi ro cho doanh nghiệp sử dụng.
Do đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy được cho là giải pháp hiệu quả giúp tối ưu thời gian, chi phí cho mọi doanh nghiệp.
Mọi thắc mắc liên quan đến báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Nam/Trung: 1900 4768
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi