Tổng hợp 5 mẫu bảng kê bán hàng, mua hàng thông dụng nhất và cách lập chi tiết

Mẫu bảng kê hàng hóa là biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong quá trình doanh nghiệp giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với khách hàng, đối tác. Rất nhiều trường hợp kế toán cần lập bảng kê để làm căn cứ xác nhận quá trình mua hàng. Dưới đây là hướng dẫn lập 5 mẫu bảng kê bán hàng chi tiết.

1. Mẫu bảng kê khi số lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng hóa đơn

Căn cứ theo quy định tại Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC, nếu trong quá trình xuất hóa đơn, nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số lượng dòng trên một số hóa đơn, kế toán được sử dụng bảng kê để liệt kê chi tiết các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

>> Tham khảo: Hướng dẫn lập hóa đơn tiếp khách.

Bảng kê chi tiết giá trị kèm theo hóa đơn

Bảng kê khi số hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng hóa đơn.

Nội dung bảng kê do người bán tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, chủng loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo có đầy đủ các mục sau:

  • Thông tin người bán: Tên, địa chỉ liên lạc, mã số thuế.
  • Thông tin hàng hóa: tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền.
  • Đối với thuế GTGT: Nếu người bán nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “Thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”, tổng số tiền thanh toán chưa thuế khớp với hóa đơn GTGT.
  • Tiêu thức “kèm theo hóa đơn số…. Ngày…. tháng…. năm”.
  • Chữ ký của người bán, người mua như trên hóa đơn.
  • Số bảng kê phù hợp với số liên hóa đơn.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Mẫu hóa đơn kèm theo hóa đơn chiết khấu thương mại

Theo Điểm 2.5, Phụ lục 2, Thông tư 39/2014/TT-BTC, trường hợp số tiền chiết khấu được lập sau khi chương trình chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

3. Mẫu bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ giá trị dưới 200.000 đồng

Đối với hóa đơn giấy, theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng một lần thì không cần phải lập hóa đơn. Thay vào đó, kế toán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ trực tiếp

Bảng kê bán lẻ.

Mẫu bảng kê trong trường hợp này sử dụng Mẫu số 5.6, Phụ lục bán hàng kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC. Nội dung bảng kê cần có các tiêu thức:

  • Tên, mã số thuế, địa chỉ của người bán.
  • Tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ.
  • Ngày lập.
  • Tên và chữ ký của người lập bảng.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

4. Mẫu bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, khoản chi được tính vào chi phí hợp lý, doanh nghiệp có thể lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào. Mẫu bảng kê sử dụng Mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Mẫu bảng kê thu mua hàng hóa

Bảng kê mua hàng.

5. Bảng kê bán hàng trong trường hợp kê khai thuế GTGT

Đây là mẫu bảng kê sử dụng để khai thuế GTGT, liệt kê những hóa đơn đầu ra để tổng hợp doanh thu, thuế đầu ra.

Trên đây là 5 mẫu bảng kê bán hàng, mua hàng phổ biến. Kế toán cần nắm được quy định khi lập bảng kê và cách sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Để dược tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*