Quy định về xử phạt mua bán hóa đơn khống là vấn đề nhiều người, nhiều doanh nghiệp quan tâm trước thực trạng việc mua bán hóa đơn trái phép diễn ra ngày một nhiều. Mua bán hóa đơn khống bị liệt kê vào hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo các mức độ khác nhau. Doanh nghiệp theo dõi thông tin dưới đây để nắm được quy định.
1. Hậu quả của mua bán hóa đơn khống
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn, chứng từ quan trọng nhằm ghi nhận các thông tin hàng hóa, dịch vụ nhằm cung cứng hàng hóa, dịch vụ cho bên mua theo quy định Pháp luật. Hóa đơn GTGT là căn cứ để xác định số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp, giúp Nhà nước giám sát việc thực hiện nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện mua bán hóa đơn. Hành vi mua bán hóa đơn là trái pháp luật.
Hành vi này không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh. Tùy theo mức độ, hành vi mua bán hóa đơn trái phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
>> Tham khảo: Hướng dẫn giải trình với cơ quan thuế.
Mua bán hóa đơn khống là vi phạm pháp luật.
2. Mức phạt mua bán hóa đơn khống
Như đã nói ở trên, tùy theo mức độ mà hành vi mua bán hóa đơn khống có thể bị phạt hành chính hoặc phạt hình sự.
Theo Khoản 2, Điều 39, Nghị định 109/2013/NĐ-CP, trường hợp người mua sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”
Đối với người bán, tại Điều 103, Bộ Luật Hình sự năm 2005 quy định hình thức xử phạt với hành vi in, phát hành, mua bán hóa đơn, chứng từ trái phép như sau:
“1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Quy định xử phạt mua bán hóa đơn khống.
Như vậy, có thể thấy hành vi mua bán hóa đơn khống sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kế toán – tài chính, nhiều kế toán viên lâu năm và các chuyên gia kinh tế đều cho rằng hành vi mua bán hóa đơn khống là “hạ sách”. Dưới góc độ pháp lý, hành vi này chắc chắn là phạm pháp, nhẹ thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Nặng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.
3. Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần ngăn chặn hóa đơn khống
Từ ngày 1/7/2022, toàn bộ các doanh nghiệp đã áp dụng hóa đơn điện tử. Đây là phương thức hóa đơn mang lại nhiều lợi ích, hiện đại và minh bạch, góp phần ngăn chặn việc mua bán hóa đơn khống hiệu quả.
Trên thực tế, loại hóa đơn nào cũng có thể tồn tại hành vi gian lận, đặc biệt là hóa đơn giấy. Nhưng với hóa đơn điện tử, vì có lưu vết nên chỉ có thể qua mặt được cơ quan chức năng tạm thời. Tuy nhiên, việc rà soát lại thông tin rất nhanh.
>> Tham khảo: Báo cáo tài chính gồm những gì?
Sử dụng HĐĐT góp phần ngăn chặn hóa đơn khống.
Khi sử dụng hóa đơn điện tử, ngay từ khi nhận được hóa đơn, người mua đã có thể tra cứu xem các đơn vị người bán có thực hay không, giao dịch mua bán có đúng hay không. Nhờ vậy, áp dụng hóa đơn điện tử sẽ ngăn chặn đáng kể các hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
Trên đây là Quy định về xử phạt mua bán hóa đơn khống mới nhất. Hành vi mua bán hóa đơn trái phép bị liệt kê là vi phạm pháp luật, nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên doanh nghiệp cần lưu ý không mua bán hóa đơn khống để tránh vướng phải các rắc rối về mặt pháp lý.
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi