Nội dung của hợp đồng điện tử được quy định như thế nào? Theo dòng chảy của cuộc cách mạng số hóa, hợp đồng điện tử dần trở thành phương thức giao dịch phổ biến thay thế hợp đồng truyền thống. Để sớm tiếp cận với hợp đồng điện tử, doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin sau để nắm được những nội dung cơ bản, tính pháp lý của hợp đồng điện tử.
1. Hợp đồng điện tử được định nghĩa thế nào theo pháp luật hiện hành?
Theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Mặc dù được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử nhưng hợp đồng điện tử vẫn được thừa nhận tính pháp lý và được sử dụng khi một trong hai cá nhân không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng điện tử phải đảm bảo điều kiện:
- Hợp đồng điện tử phải đảm bảo tính toàn vẹn thông tin, không thay đổi về mặt nội dung trừ những trường hợp thay đổi hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng điện tử phải đảm bảo mở được, đọc được và xem được bằng phương pháp mã hóa mà hai bên đã thỏa thuận.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Khái niệm hợp đồng điện tử.
2. Nội dung quy định trên hợp đồng điện tử
Với hợp đồng điện tử, nội dung được quy định tương tự như hợp đồng truyền thống:
- Chủ thể hợp đồng, đối tượng trong hợp đồng, đối tượng của hợp đồng.
- Số lượng, chất lượng, giá phương thức thanh toán.
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử sẽ có một số nội dung khác biệt:
- Địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ pháp lý thông thường, trong hợp đồng điện tử cần đảm bảo đầy đủ thông tin như địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax.
- Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử.
- Quy định về chữ ký điện tử: Thay thế chữ ký truyền thống của hai bên, sử dụng mật khẩu để xác định chính xác thông tin có giá trị về chủ thể giao kết hợp đồng.
- Hình thức thanh toán điện tử: Thanh toán bằng ví điện tử, thẻ tín dụng,…
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Hợp đồng điện tử cần có chữ ký điện tử.
3. Cấu trúc hợp đồng điện tử
Tùy theo đặc trưng kinh doanh của hai bên, yêu cầu thể hiện mà hợp đồng sẽ có cấu trúc khác nhau nhưng thông thường sẽ gồm:
- Phần khẩu hiệu, tiêu ngữ.
- Tên hợp đồng: HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VỀ VIỆC…
- Căn cứ pháp lý: Căn cứ Luật giao dịch điện tử Số…
- Thông tin pháp lý của hai bên: Bên A, Bên B.
- Điều khoản thỏa thuận: Loại hợp đồng, thời hạn hợp đồng, thời điểm bắt đầu vào kết thúc, nội dung chính trong thỏa thuận,…
- Quyền và nghĩa vụ hai bên.
- Phương thức thanh toán.
- Xử lý tranh chấp.
- Chữ ký.
>> Tham khảo: Quy định về đóng dấu treo trên bảng kê hóa đơn.
Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hợp đồng điện tử như sau:
Mẫu hợp đồng điện tử thông dụng.
Trên đây là nội dung của hợp đồng điện tử. Trong xu thế phát triển của công nghệ, việc áp dụng hợp đồng điện tử sẽ dần thay thế hợp đồng giấy, vừa mang lại nhiều lợi ích, vừa thể hiện tính chuyên nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham khảo để chuyển đổi sử dụng hợp đồng điện tử nhằm bắt kịp xu thế thời đại.
Để được tư vấn thủ tục mua hóa đơn điện tử nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn và tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do ThaisonSoft cung cấp:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi