Những quy định, kiến thức quan trọng khi làm kế toán thuế xuất nhập khẩu

Kế toán thuế xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập thị trường quốc tế. Kế toán thuế xuất nhập khẩu bao gồm những công việc gì, quy định của pháp luật như thế nào?

1. Thuế xuất nhập khẩu, kế toán thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng được phép xuất – nhập khẩu qua các cửa khẩu hoặc biên giới giữa các quốc gia.

Kế toán thuế xuất nhập khẩu bao gồm thực hiện các thao tác ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ về thuế và các khoản thu khác đối với mặt hàng xuất, nhập khẩu phát sinh trong kỳ để vào sổ kế toán, thực hiện báo cáo kế toán. Một số công việc điển hình của kế toán thuế xuất nhập khẩu như sau:

  • Ghi chép các thông tin và số liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu đảm bảo rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
  • Ghi chép đảm bảo trung thực, đúng bản chất và nội dung, trị giá của các nghiệp vụ thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu.
  • Ghi chép liên tục các thông tin, số liệu kế toán xuất – nhập khẩu.
  • Phân loại, sắp xếp các số liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu theo trình tự, hệ thống và thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Công việc của kế toán thuế xuất nhập khẩu.

2. Nguyên tắc kế toán thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc kế toán xuất nhập khẩu sử dụng TK 3333.

2.1. Nguyên tắc kế toán thuế nhập khẩu:

  • Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế, nếu giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này sẽ sử dụng cho bên ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.
  • Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ được ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp theo giá gốc hàng mua. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa thì số thuế nhập khẩu phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa.
  • Kế toán thuế nhập khẩu được hoàn, được giảm sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau:
  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thì khi hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán hoặc giảm giá trị hàng hóa.
  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ được hoàn thì ghi giảm chi phí khác hoặc giảm nguyên giá TSCĐ.
  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu thì khi hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

Cách tính thuế xuất khẩu

Tài khoản 3333 để hạch toán thuế xuất nhập khẩu.

2.2. Nguyên tắc kế toán xuất khẩu:

  • Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế xuất khẩu theo quy định pháp luật. Nếu trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên ủy thác, không áp dụng đối với bên nhận ủy thác.
  • Thuế xuất khẩu là thuế gián thu và không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Khi xuất khẩu hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
  • Thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu nhưng sau đó sẽ được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào khoản thu khác.

3. Hướng dẫn hạch toán thuế xuất nhập khẩu

3.1. Hạch toán thuế xuất khẩu

Việc hạch toán thuế xuất khẩu được thực hiện theo Thông tư 200 và 133, cụ thể:

3.1.1. Trường hợp có thể tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu không gồm thuế xuất khẩu:

Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu.

>> Tham khảo: Quy định về đóng thuế TNDN từ hoạt động đầu tư vốn.

3.1.2. Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán phản ánh doanh thu gồm cả thuế xuất khẩu:

Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

3.1.3. Định kỳ khi xác định số thuế phải nộp, phản ánh:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).

3.1.4. Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 155, 156,…

3.1.5. Khi nộp tiền thuế xuất khẩu:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu.

Có TK 111, 112.

3.1.6. Trường hợp thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm:

Nợ TK 111, 112, 3333

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Thuế xuất nhập khẩu

Hạch toán thuế xuất nhập khẩu.

3.2. Hạch toán thuế nhập khẩu

3.2.1. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ:

Nợ TK 152, 156, 211, 611,…: Trị giá hàng nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu.

Có TK 3333: tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá trị phải trả.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3.2.2. Với hàng tạm nhập, tái xuất mà đơn vị không có quyền sở hữu:

Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

3.2.3. Khi nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

3.2.4. Khi thuế nhập khẩu vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán như sau:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)

Có các TK 152, 153, 156: Trị giá hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).

3.2.5. Khi thuế nhập khẩu của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)

Có TK 811: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu bán TSCĐ).

3.2.6. Khi thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất, hạch toán:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

3.2.7. Khi DN nhận được tiền từ NSNN, hạch toán:

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức quan trọng, quy định về nghiệp vụ kế toán xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần lưu ý để thực hiện theo đúng quy định.

Để được tư vấn thủ tục mua hóa đơn điện tử nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn và tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do ThaisonSoft cung cấp:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*