Đã qua 1 năm kể từ ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành, các doanh nghiệp dần chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khá hạn chế vì trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến doanh nghiệp e ngại.
Những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp gặp phải
Theo lộ trình số hóa của Chính phủ, các cơ quan thuế đã liên tục tổ chức nhiều buổi tuyên truyền vận động doanh nghiệp dần chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng lộ trình 2018 – 2020 trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết họ ghi nhận những lợi ích và thông tin tích cực từ cơ quan thuế, tuy nhiên khi đề cập đến quá trình triển khai thực tế thì nhiều người lại có tâm lý “né”. Nguyên nhân do đâu:
*Tập quán và thói quen
Trong lịch sử lâu đời, người Việt có thói quen sử dụng tiền giấy để trao đổi hàng hóa trực tiếp. Họ chưa thích ứng được các giao dịch online mà cần đến xem hàng trực tiếp và đưa tiền trao tay.
Thói quen này ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen sử dụng hóa đơn giấy của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay hộ kinh doanh.
Trước đây, kế toán chỉ cần mang sổ, bút là có thể viết xong hóa đơn, sau một khoảng thời gian nhất định sẽ đưa hóa đơn cho sếp ký hoặc người chịu trách nhiệm ký. Thời gian lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn có thể khác nhau và không bị cơ quan thuế phát hiện.
Còn rất nhiều các tiện ích như sai thì xé, hóa đơn điền thông tin sau, … Chính vì những thuận tiện mà người mua và người bán cho rằng này mà nạn hóa đơn khống, giả mạo xảy ra tràn lan, khó kiểm soát.
Doanh nghiệp né hóa đơn điện tử vì thói quen
Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ khi nào ?
*Mức độ am hiểu về công nghệ thông tin
Bên cạnh những hiểu lầm về lợi ích của hóa đơn giấy, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn trong lực lượng nhân lực có kiến thức và hiểu biết về công nghệ thông tin.
Hóa đơn điện tử được sử dụng trên nền tảng công nghệ số nên người sử dụng phải có những kiến thức nhất định về quản trị mạng và quản trị dữ liệu. Quá trình đào tạo hoặc tuyển dụng người có kiến thức công nghệ đủ để sử dụng phần mềm khiến nhiều chủ doanh nghiệp e ngại, không muốn chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử.
Đây chính là rào cản phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại công nghệ 4.0.
*Chi phí đầu tư ban đầu
Mặc dù, hóa đơn điện tử sử dụng lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 80% chi phí trên mỗi hóa đơn, tuy nhiên trong thời gian triển khai ban đầu thì hóa đơn điện tử lại có chi phí đầu tư đắt đỏ.
Ngoài chi phí đầu tư máy tính, thiết bị đường truyền mạng, ổ lưu trữ dự phòng thì các doanh nghiệp còn phải hợp tác với những đơn vị trung cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
Nếu xét các yêu cầu mà pháp luật quy định thì các doanh nghiệp hợp tác với nhà cung cấp phần mềm sẽ rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa muốn đầu tư để chuyển đổi sớm trước hạn.
*Doanh nghiệp không muốn công khai minh bạch thông tin
Hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp công khai thông tin giao dịch, tạo môi trường kinh doanh minh bạch. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp lại không mong muốn điều này vì muốn mập mờ doanh thu, gian lận thuế.
Tuy nhiên, hóa đơn điện tử là xu thế tất yếu của doanh nghiệp nên nhà quản lý dù kéo dài thời gian chuyển đổi vẫn phải triển khai trước 01/11/2020.
Nguồn: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi