Nguyên tắc xuất hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Tuân thủ các nguyên tắc xuất hóa đơn theo quy định pháp luật là điều tối thiểu kế toán cần nắm vững khi lập, xuất hóa đơn, chứng từ. Điều này đảm bảo cho các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh chính xác, hợp lệ, hợp lý, tránh những rắc rối về mặt pháp luật. Nội dung này được quy định và hướng dẫn tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

>> Tham khảo: Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử.

1. Các nguyên tắc xuất hóa đơn 

Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

  • Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn giao cho người mua, gồm cả các trường hợp sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu hay để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ, trừ trường hợp hàng hóa sử dụng luân chuyển nội bộ để tiếp tục cho quá trình sản xuất, xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
  • Hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì phải tuân thủ theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo Điều 12, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
  • Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn: người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm lập cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Việc lập hóa đơn ủy nhiệm cần đảm bảo:
  • Hóa đơn ủy nhiệm phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm.
  • Việc ủy nhiệm phải được xác lập bằng văn bản, thể hiện đầy đủ các nội dung hóa đơn ủy nhiệm: Thời gian ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm, đồng thời phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Nếu hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Ủy nhiệm lập hóa đơn

Lưu ý nguyên tắc về ủy nhiệm lập hóa đơn.

2. Các nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử

Ngoài những nguyên tắc khi lập hóa đơn, kế toán cũng cần nắm vững những tiêu thức bắt buộc khi lập hóa đơn điện tử:
Căn cứ theo Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

(1) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.

(2) Tên liên hóa đơn.

(3) Số hóa đơn.

(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.

(5) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.

(6) Thông tin về hàng hóa, dịch vụ, thuế: Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.

(7) Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.

(8) Thời điểm lập hóa đơn.

(9) Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.

(10) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có.

(11) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).

(12) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

(13) Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Nội dung hóa đơn điện tử

Các nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử.

3. Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Thủ tục xuất hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế được quy định tại Điều 17, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế để lập hóa đơn.

Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc lập trên phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để thực hiện lập và ký số hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau đó gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã/ tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để cơ quan thuế cấp mã.

>> Tham khảo: Thuế TNCN hoa hồng đại lý hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 18, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, việc xuất hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế được hướng dẫn như sau:

  • Sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế, doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Doanh nghiệp sử dụng các phần mềm cung cấp hóa đơn điện tử để lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số trên hóa đơn và gửi cho người mua theo phương thức đã thỏa thuận giữa người bán và người mua, phù hợp với quy định về pháp về giao dịch điện tử.

Trên đây là một số nguyên tắc xuất hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định quan trọng về nội dung hóa đơn, cách xuất hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế. Kế toán có thể tham khảo để thực hiện xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*