Nguyên tắc lập báo cáo tài chính bao gồm những nội dung nào? Mùa báo cáo tài chính, các vấn đề xoay quanh việc lập và nộp báo cáo tài chính được quan tâm nhiều hơn. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính, hoạt động, luồng tiền,… trong đơn vị. Vậy nên kế toán cần nắm vững các thông tin chi tiết về báo cáo tài chính để tránh vi phạm quy định.
1. Căn cứ pháp lý khi lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính cần tuân thủ quy định tại các văn bản pháp luật nào?
Việc áp dụng các quy định lập báo cáo tài chính căn cứ theo quy mô của doanh nghiệp, cụ thể:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: Áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ): Chế độ kế toán và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp này sẽ căn cứ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
- Doanh nghiệp có quy mô lớn: Đối với các doanh nghiệp lớn, việc lập báo cáo tài chính năm sẽ phải tuân theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
>> Có thể bạn quan tâm: Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử đã phát hành.
2. 7 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính được quy định tại Điều 102, Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Nguyên tắc 1: Việc lập, trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ theo các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc nắm được chính xác thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp.
Nguyên tắc 2: Báo cáo tài chính phải phản ánh khách quan, chính xác bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
Nguyên tắc 3: Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
Nguyên tắc 4: Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày theo hình thức ngắn hạn và dài hạn; Trong từng hình thức, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
+ Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không vượt quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn.
+ Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
+ Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện việc tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Có 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính.
Nguyên tắc 5: Trình bày riêng biệt Tài sản và nợ phải trả. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả nếu liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
Nguyên tắc 6: Trình bày các khoản mục doanh thu, thu nhập theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ đảm bảo phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
Nguyên tắc 7: Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc, phải loại trừ số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
>> Tham khảo: Khi nào áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in?
3. Các bước lập báo cáo tài chính
Thông thường, kế toán lập báo cáo tài chính theo các bước sau:
- Bước 1: Tổng hợp và sắp xếp chứng từ kế toán: hóa đơn, biên lai, phiếu thu chi, sổ sách kế toán, các chứng từ khác liên quan.
- Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán năm.
- Bước 3: Phân bổ, khấu hao và chi phí trả trước.
- Bước 4: Hạch toán các khoản ước tính, điều chỉnh các khoản ước tính trên chứng từ kế toán.
- Bước 5: Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ sách.
- Bước 6: Thực hiện các bút toán kết chuyển lãi, lỗ trong năm.
- Bước 7: Lập báo cáo tài chính hoàn chỉnh.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Trên đây là các Nguyên tắc lập báo cáo tài chính năm 2024. Có 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán cần lưu ý để lên và lập báo cáo để nộp kịp thời hạn.
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi