Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hoá đơn điện tử và 5 nội dung đáng chú ý

Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã được Chính phủ chính thức ban hành vào ngày 12/09/2018, với nhiều quy định mới về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm, cụ thể là 5 nội dung đáng chú ý sau.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành đã đánh dấu thêm một bước tiến trong lộ trình chuyển dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử (HĐĐT) của chính phủ.

Dưới đây là một số điểm đáng chú ý được đề cập trong Nghị định:

1. Hoàn thành chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử chậm nhất vào 01/11/2020

Khoản 2 – Điều 35 trong Nghị định có ghi: Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.”

Được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 nếu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018.

Thời hạn đưa ra cho các doanh nghiệp chuyển đổi sang dùng hóa đơn điện tử là 01/11/2020

2. Hóa đơn điện tử không mã được áp dụng với doanh nghiệp một số ngành nhất định

Các doanh nghiệp này bao gồm các pháp nhân kinh doanh trong lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử.

Tuy nhiên, doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề trên vẫn phải sử dụng HĐĐT có mã, nếu:

– Thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế

Hoặc:

– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

3. Hóa đơn điện tử có mã xác thực được áp dụng với hộ kinh doanh có doanh thu từ 3 tỷ trở lên

Tại Điều 12 của Nghị định, nhóm các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực được quy định như sau:

– Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ;

– Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.

– Hộ, cá nhân kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

– Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức được cơ quan thuế chấp nhận cấp HĐĐT thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh.

– Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Thêm nhiều pháp nhân thuộc nhóm đối tượng bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

4. Bắt buộc hủy hóa đơn giấy còn tồn khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã

Khoản 3 – Điều 14 của Nghị định 119 nêu rõ: “Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định.”

Như vậy, sau khi đã chuyển sang dùng hóa đơn điện tử có mã, doanh nghiệp không thể tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy và phải hủy hóa đơn theo đúng quy định.

5. 5 nhóm đối tượng được hưởng miễn phí hóa đơn điện tử có mã

Theo quy định tại Điều 13, các pháp nhân kinh doanh được cung cấp không thu tiền dịch vụ hóa đơn điện tử có mã, bao gồm:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập;

– Hộ, cá nhân kinh doanh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này trong thời gian 12 tháng kể từ tháng áp dụng hóa đơn điện tử có mã;

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định của Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

– Các trường hợp khác do Bộ Tài chính quyết định.

Nếu cần tư vấn về hóa đơn điện tử và quá trình triển khai từ đơn vị được các thương hiệu lớn như: Lotte, Grab, Golden Gate, Honda, CGV, KFC lựa chọn, các doanh nghiệp có thể liên hệ:

Công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn
Địa chỉ: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 19004767 hoặc 19004768
Tel : 024.3754.5222
Website: https://einvoice.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*