Nghệ An tổ chức hội nghị hóa đơn điện tử cho khối doanh nghiệp

Những quy định cần biết khi chọn tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn hợp tác với một tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chuyên nghiệp để được hỗ trợ trong suốt quá trình triển khai và sử dụng. Vậy những tổ chức trung gian này cần đáp ứng các quy định, điều kiện pháp lý nào? Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cần đáp ứng các điều kiện theo quy định Theo Điều 5 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hay còn gọi là nhà cung cấp hóa đơn điện tử phải: Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử đảm bảo hóa đơn điện tử được lập đáp ứng các nội dung theo quy định. Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau. Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn. Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia. Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu . Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử phải được lưu giữ trên hệ thống. Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế (theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32) các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự). Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cũng dành nội dung Khoản 1 Điều 32 để đề cập đến điều kiện lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử về chủ thể, tài chính, nhân sự và kỹ thuật doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm. Bên cạnh việc tìm hiểu tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật hay không, doanh nghiệp cũng nên đặc biệt chú ý đến các yếu tố như kinh nghiệm triển khai, dịch vụ hỗ trợ, điểm mạnh của nhà cung cấp và phần mềm hóa đơn điện tử để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, từ đó có một quá trình chuyển đổi, sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi.

Trung tuần tháng 6/2019 vừa qua, Hội nghị “Phổ biến và giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp về thuế, chứng từ kế toán và hóa đơn điện tử” đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – Chi nhánh Nghệ An tổ chức.

Bà Lê Thị Thủy – Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Tổng cục Thuế cùng đại diện các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đến tham dự.

Sự kiện được triển khai trong bối cảnh Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã được ban hành gần một năm, thời gian cho đến hạn cuối 01/11/2020 để doanh nghiệp chuyển đổi sang hóa đơn điện tử cũng không còn nhiều.

khong-bat-buoc-phai-co-chu-ky-khach-hang-tren-hoa-don-dien-tu2

Hóa đơn điện tử đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp

100% doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ Anh đã thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử hay thực hiện hoàn thuế điện tử. Vì vậy, có thẻ nói doanh nghiệp đã khá quen thuộc với hình thức tương tác qua môi trường điện tử với cơ quan thuế. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến tới triển khai hóa đơn điện tử. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp phải một số vướng mắc khi tiếp cận với loại hình hóa đơn này. Hội nghị lần này là dịp để đại diện các doanh nghiệp nêu lên những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử, những điểm còn chưa rõ về chính sách, quy định để được giải đáp.

Bên cạnh đó, phần lớn thời lượng trong chương trình được dành để cung cấp những thông tin hữu ích về hóa đơn điện tử như: lợi ích hóa đơn điện tử đem lại, những quy định đáng chú ý tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, các nhóm đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, cách xử lý khi phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử đúng quy định…

Thay vì giữ tâm lý chờ đợi dễ dẫn đến rủi ro xảy ra sai sót khi chuẩn bị gấp gáp hay quá tải tại cơ quan thuế trước thềm hạn cuối, để đảm bảo hoàn tất triển khai hóa đơn điện tử đúng quy định, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nên chủ động tìm kiếm nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín để ký hợp đồng hợp tác và sử dụng dịch vụ. Đơn vị này sẽ đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình tìm hiểu, tư vấn giải pháp, triển khai và sử dụng hóa đơn điện tử, giúp quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.  

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*