Năm 2022, quyết toán thuế cho người nước ngoài nghỉ việc như thế nào?

Quyết toán thuế cho người nước ngoài nghỉ việc năm 2022 thực hiện như thế nào? Việc doanh nghiệp Việt Nam sử dụng người lao động nước ngoài không còn là trường hợp hiếm gặp hiện nay. Vậy khi chấm dứt hợp đồng lao động, các thủ tục quyết toán thuế như thế nào?

1. Hai trường hợp quyết toán thuế cho người nước ngoài

Thông tư 111/2013/TT-BTC phân chia 2 trường hợp quyết toán thuế cho người nước ngoài nghỉ việc gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú:

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau

b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú

b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.”

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

thuế đối với cá nhân cư trú.

Xác định cá nhân cư trú và không cư trú.

Cá nhân không cư trú:

Cá nhân mà không đáp ứng các điều kiện nêu trên là cá nhân không cư trú.

2. Cách xác định thu nhập chịu thuế

Theo Công văn 2545/CTHN-TTHT của Cục Thuế TP Hà Nội, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau:

  • Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế 

Theo Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm:

  • Tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định từ Tiết b.1 đến b.11, Điểm b, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư này.
  • Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, tiền tham gia các dự án, đề án, nhuận bút theo quy định pháp luật về chế độ nhuận bút, tiền tham gia các hoạt động giảng dạy, tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
  • Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, hiệp hội nghề nghiệp,…
  • Các khoản bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài khoản tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động chi trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
  • Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng quy định tại Điểm e.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hướng dẫn tính thuế từ tiền lương và tiền công

Xác định thu nhập chịu thuế.

3. Hướng dẫn khấu trừ thuế

Đối với cá nhân là người lao động nước ngoài, việc khấu trừ thuế được quy định tại Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC:

  • Đối với cá nhân cư trú, ký kết hợp đồng lao động 3 tháng trở lên, nghỉ làm trước khi hết hạn hợp đồng: Thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
  • Đối với cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam: căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam ghi trên hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc để tạm khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần hoặc theo biểu thuế lũy tiến toàn phần.

khấu trừ thuế từ tiền lương

Lưu ý khi khấu trừ thuế.

Lưu ý: Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư này, của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 của Thông tư này.

>> Tham khảo: Khấu trừ thuế với hóa đơn đầu vào là hóa đơn trực tiếp.

4. Hướng dẫn khai thuế

Nguyên tắc khai thuế đối với người nước ngoài nghỉ việc như sau:
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp có số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam 183 ngày trở lên:

  • Năm thứ nhất: Kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
  • Từ năm thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch

Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh

Dựa vào các thông tin trên đây, doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài sẽ nắm được quyết toán thuế cho người nước ngoài nghỉ việc như thế nào. Ngoài việc xác định cá nhân cư trú hoặc không cư trú, người thực hiện quyết toán thuế cần xác định thu nhập chịu thuế, cách khấu trừ và khai thuế, nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Để được tư vấn thủ tục mua hóa đơn điện tử nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn và tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do ThaisonSoft cung cấp:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*