Mức phạt mất hóa đơn đầu ra năm 2022 áp dụng như thế nào? Năm 2022 là dấu mốc đánh dấu nhiều sự thay đổi trong áp dụng các quy định mới về kế toán, hành chính, thuế. Trong đó, các mức phạt hành chính về hóa đơn trong các trường hợp bị cháy, mất, hỏng,… được quy định chi tiết dưới đây.
1. Quy định xử phạt mất hóa đơn đầu ra
Kể từ ngày 1/1/2022, hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo các trường hợp quy định tại Điều 26, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP.
Khi áp dụng chế tài xử phạt, doanh nghiệp cần lưu ý nguyên tắc sau:
- Đối với hành vi vi phạm vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì cứ một tình tiết giảm nhẹ sẽ giảm trừ được một tình tiết tăng nặng.
- Khi áp dụng mức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm thủ tục hóa đơn là mức trung bình của khung phạt tiền đối với hành vi đó.
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mỗi tình tiết sẽ giảm trừ 10% mức phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng không được giảm trừ quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết sẽ tính cộng thêm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng không được vượt mức tối đa của khung tiền phạt.
>> Tham khảo: Quy định về chữ ký số và chữ ký điện tử.
Căn cứ pháp lý xử phạt mất hóa đơn đầu ra.
2. Mức phạt mất hóa đơn đầu ra
Theo Điều 26, Nghị định 1236/2020/NĐ-CP, mức phạt mất hóa đơn đầu ra áp dụng như sau:
2.1. Phạt cảnh cáo
Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng với các hành vi:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán và có tình tiết giảm nhẹ.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn lập sai sót, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn đã lập sai, xóa bỏ.
2.2. Phạt tiền
Quy định phạt tiền theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP hiện có 3 mức chính như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu mắc phải một trong các hành vi:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập hóa đơn.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Lưu ý: Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa thực hiện khai thuế.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ hai trường hợp đã áp dụng 2 mức phạt ở trên và trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nêu trên.
Mất hóa đơn có thể bị phạt tới 10 triệu đồng.
2.3. Phạt do lỗi của bên thứ ba
Trường hợp xảy ra mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng do lỗi của bên thứ ba thì tùy vào mối quan hệ liên đới giữa bên thứ ba và bên mua/bên bán để xử phạt:
+ Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt;
+ Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.
Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
>> Tham khảo: Quy trình sáu bước để lập báo cáo tài chính.
3. Nộp phạt vi phạm về hóa đơn ở đâu?
Doanh nghiệp có thể nộp phạt trực tiếp hoặc nộp qua mạng trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy hỏng hóa đơn. Trường hợp nộp trực tuyến khoản phạt hành vi làm mất hóa đơn, doanh nghiệp cần lưu ý xem Chi cục thuế quản lý có nhận trực tiếp hay không.
Nếu Chi cục thuế nhận trực tiếp thì doanh nghiệp kê khai theo mẫu báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn số BC21/AC ban hành kèm theo thông tư 39 của BTC. Nếu doanh nghiệp nộp qua mạng thì đơn giản bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK và nộp qua mạng.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Để được tư vấn thủ tục mua hóa đơn điện tử nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn và tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do ThaisonSoft cung cấp:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi