Chứng thư số là thuật ngữ quen thuộc đối với các doanh nghiệp hiện nay. Thời đại số hóa, việc sử dụng hóa đơn điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử, hợp đồng điện tử,… ngày càng phổ biến nên khái niệm này không còn quá xa lạ. Vậy luật pháp có những quy định nào về loại chứng thư này?
1. Chứng thư số là gì?
Căn cứ theo Khoản 7, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chứng thư số là một dạng của chứng thư điện tử được cung cấp bởi các tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký số thông qua việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Khái niệm chứng thư số.
Thông thường, chứng thư điện tử này sẽ bao gồm cặp khóa (khóa bí mật và khóa công khai) đã được mã hóa các dữ liệu gồm: Thông tin công ty, MST,… sử dụng cho các giao dịch điện tử như thuế điện tử, hải quan điện tử, hóa đơn điện tử.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Cổng thông tin tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Nội dung chứng thư số
Căn cứ theo Điều 5, Nghị định 130/20218/NĐ-CP, chứng thư điện tử được cung cấp bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cho Chính phủ, tổ chức chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung:
- Tên tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Tên thuê bao.
- Số hiệu.
- Thời hạn có hiệu lực.
- Khóa công khai của thuê bao.
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi khi sử dụng.
- Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Thuật toán mật mã.
- Các nội dung khác theo quy định của Bộ Thông tin và truyền thông.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Nội dung chứng thư số.
3. Sự khác nhau giữa chứng thư số và chữ ký số
Chữ ký số là một dạng thông tin đi kèm dữ liệu dưới dạng văn bản, video, hình ảnh,… sử dụng để xác định người ký dữ liệu đó và xác nhận sự chấp thuận của người ký với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Chữ ký số có vai trò và giá trị pháp lý tương đương đương với chữ ký tay của cá nhân hoặc được coi như một con dấu của tổ chức, doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý.
Như vậy, theo các khái niệm nêu trên, có thể thấy hai thuật ngữ này hoàn toàn khác biệt:
- Chữ ký số để xác nhận thông tin cho một văn bản.
- Chứng thư điện tử là cơ sở để xác nhận chữ ký điện tử có đúng và hợp lệ hay không.
>> Tham khảo: Kê khai hóa đơn điện tử đầu vào đối với các chi nhánh khác tỉnh.
Phân biệt chứng thư số và chữ ký số.
4. Định dạng của chứng thư điện tử
Căn cứ theo Điều 10, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, khi cấp chứng thư điện tử, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng phải tuân thủ quy định về định dạng chứng thư số theo quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp.
Trên đây là các nội dung quan trọng về chứng thư số. Doanh nghiệp cần nắm được các quy định quan trọng và các nội dung của một chứng thư điện tử hợp lệ trong quá trình giao dịch điện tử như thuế điện tử, hóa đơn điện tử, hải quan điện tử,…
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi