Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu theo quy định mới là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hóa đơn điện tử đã được “phủ sóng” trên toàn quốc từ 1/7/2022 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khá lúng túng vì chưa có hướng dẫn cụ thể trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để áp dụng hóa đơn điện tử cho hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây.
1. Thời điểm lập hóa đơn xuất khẩu
Theo Điểm b và Điểm c, Khoản 3, Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn điện tử xuất khẩu được quy định cụ thể. Theo đó, cơ sở để lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu sẽ là:
- Sau khi hàng hóa đã được xuất khẩu thực tế và có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu.
- Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Như vậy, theo quy định trên, thời điểm phát hành hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu được xác định là sau khi người khai hải quan hoàn thành các thủ tục hải quan xuất khẩu.
>> Tham khảo: Nghị định 126 về thuế thu nhập cá nhân.
2. Hoạt động xuất khẩu dùng loại hóa đơn nào?
Theo Công văn 2054/TCHQ-GSQL về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu:
Theo Thông lệ quốc tế, Điều 24, Luật Hải quan, Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC thì hồ sơ hải quan đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu bao gồm hóa đơn thương mại hoặc chứ từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán, không quy định phải phát hành thêm hóa đơn giá trị gia tăng điện tử để làm thủ tục xuất khẩu.
Xuất hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế.
Như vậy, theo các quy định nêu trên,có thể thấy việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. Thời điểm phát hành 2 loại hóa đơn này hoàn toàn khác nhau: Hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn hóa đơn điện tử phát hành sau khi làm thủ tục hải quan.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu
Như nội dung nêu trên, đối với hoạt động xuất khẩu, có 2 loại hóa đơn cần lưu ý là hóa đơn thương mại và hóa đơn điện tử.
Hóa đơn thương mại là là một loại chứng từ thương mại phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hoặc dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán theo một số điều kiện cụ thể.
Một mẫu hóa đơn thương mại cần có các nội dung chính sau:
- Thông tin người bán, người mua.
- Số hóa đơn: Là tên viết tắt hợp lệ do bên xuất khẩu quy định.
- Thời điểm xuất hóa đơn: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế.
- Phương thức thanh toán.
- Mô tả chi tiết sản phẩm.
- Số lượng sản phẩm.
- Giá, tổng tiền, loại tiền,…
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Mẫu hóa đơn thương mại.
Một mẫu hóa đơn điện tử cần có các nội dung sau:
- Tên loại hóa đơn
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn
- Liên hóa đơn
- Số thứ tự hóa đơn
- Thông tin người bán
- Thông tin người mua
- Thông tin hàng hóa, dịch vụ
- Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên
- Ngày, tháng, năm lập hóa đơn
- Thông tin tổ chức cung cấp hóa đơn.
Mẫu hóa đơn điện tử.
4. Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa trên hóa đơn xuất khẩu
Theo Khoản 1, Điều 15, Nghị định 43/2017/NĐ-CP:
“Điều 15. Xuất xứ hàng hóa
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.”
>> Tham khảo: Hợp đồng giao khoán có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 18, Nghị định 43/2017/NĐ-CP:
“Điều 18. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa
…
- Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.”
Trên đây là mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu mới nhất. Đối với hóa đơn xuất khẩu, theo quy định của Thông lệ thương mại quốc tế và quy định về hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp cần lưu ý 2 mẫu hóa đơn là hóa đơn thương mại và hóa đơn điện tử để đảm bảo xuất hóa đơn hợp lệ.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi