Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế chi tiết 

Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế là biểu mẫu quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt khi bị cơ quan thuế cưỡng chế hóa đơn mà không vi phạm các quy định về thuế. Cưỡng chế hóa đơn sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối trong việc sử dụng hóa đơn. Để giải quyết tình huống này, doanh nghiệp có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây.

1. Cưỡng chế hóa đơn là gì?

Vấn đề nợ thuế đối với các doanh nghiệp thường xuyên ra. Việc chậm nộp thuế đối với các doanh nghiệp làm chậm kế hoạch thu thuế của ngân sách nhà nước. Để khắc phục vấn đề trên cơ quan thuế đã đưa ra các biện pháp cưỡng chế hóa đơn. Cụ thể theo Thông tư 215/2013/TT-BTC, cưỡng chế hóa đơn là biện pháp mà cơ quan thuế dùng để áp dụng đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Quy định về cưỡng chế hóa đơn

Cưỡng chế hóa đơn khi doanh nghiệp vi phạm thuế

2. Tại sao doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn?

Những trường hợp vi phạm có thể bị cưỡng chế hóa đơn căn cứ vào Điều 2, Thông tư số 215/2013/TT-BTC quy định:

  • Một số trường hợp đối với người nộp thuế:
  • Nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
  • Nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
  • Không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời gian ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc quản lý (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).
  • Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
  • Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
  • Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 34, Nghị định 126/2020/NĐ-CP: “Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước.”

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp tiếp tục vi phạm cam kết thì cơ quan thuế sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa đơn.

4. Khi nào DN cần phải viết công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế

Có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải vấn đề mặc dù không vi phạm hành chính về thuế nhưng vẫn bị gửi thông báo cưỡng chế hóa đơn. Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế là một loại văn bản hành chính với mục đích thông báo về việc áp dụng biện pháp với các doanh nghiệp trong tình trạng nợ thuế có khả năng bị thu hồi, áp dụng đối với những doanh nghiệp không mắc vi phạm về thuế nhưng vẫn bị cưỡng chế hóa đơn.

Vì vậy, với những doanh nghiệp không vi phạm hành chính về thuế nhưng vẫn bị thông báo cưỡng chế hóa đơn. Doanh nghiệp cần phải lập công căn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế và gửi đến cơ quan thuế có thẩm quyền. Cơ quan sẽ thông báo mở lại hóa đơn cho doanh nghiệp khi nhận được công văn.

>> Tham khảo: Lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân nhà đất mới nhất.

5. Mẫu công văn

5.1. Lưu ý khi viết công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế

Dưới đây là một số lưu ý khi viết công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế theo đúng quy định về thể thức văn bản hành chính tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP:

Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế

Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế chi tiết

Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính:

  • Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
  • Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
  • Số, ký hiệu của văn bản.
  • Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
  • Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
  • Nội dung văn bản.
  • Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
  • Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
  • Nơi nhận.

>> Tham khảo: Tổng hợp mẫu bảng kê thuế thu nhập cá nhân.

5.2. Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế:

CÔNG TY.pdf

Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn. Với nội dung trên, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Để nhận tư vấn về hóa đơn điện tử và phần mềm hóa đơn điện tử  E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*