Ký hợp đồng online như thế nào? Có giá trị pháp lý không?

   Ký hợp đồng online ngày càng trở lên phổ biến trong mọi hoạt động thương mại và các hợp đồng dân sự. Vậy làm thế nào để ký hợp đồng online? Hợp đồng online có giá trị pháp lý không? Mời bạn đọc cùng dõi theo bài viết!

Ký hợp đồng online có giá trị pháp lý không?

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ góp phần thúc đẩy nhiều hoạt động diễn ra trên không gian mạng. Trong đó, có thể kể đến nhiều bước tiến và đổi mới trong hoạt động kinh doanh. Điển hình là đẩy mạnh thương mại điện tử dẫn đến việc các giao dịch, ký kết hợp đồng được diễn ra online. Để hợp pháp hóa cũng như đảm bảo an toàn cho hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật, các hình thức chữ ký số ra đời.

Trong Luật giao dịch điện tử năm 2005 đã nêu rõ: Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử là không thể phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Như vậy, về tính pháp lý, các hợp đồng online (hợp đồng điện tử) được ký kết theo quy định của pháp luật được xem như hợp pháp, có tính pháp lý tương đương với hợp đồng giấy.

Các cách ký hợp đồng online

Có những cách nào để ký hợp đồng online?

Thực chất, việc ký hợp đồng online cũng là một dạng hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử (HĐĐT) là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Để thuận lợi hơn trong việc ký kết hợp đồng online, người ta thường phân chúng thành 4 dạng chính:

1) Scan hợp đồng giấy và đưa lên website

Có thể nói, đây là một cách thức truyền thống và dễ thao tác. Ban đầu, hợp đồng là dạng giấy, sau đó được chụp/scan thành dạng PDF và upload lên các nền tảng website. Lúc này, hợp đồng được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử để các bên tham gia ký kết hợp đồng online. Thông thường, website sẽ có nút tích hoặc xác nhận, thể hiện sự đồng ý thỏa thuận giữa các bên với các điều khoản trong hợp đồng. 

2) Hợp đồng điện tử trong các giao dịch điện tử

Với các giao dịch điện tử thông thường, sau khi nhập thông tin cần thiết, hợp đồng theo mẫu sẵn có trên hệ thống sẽ được xuất ra. Khi đó, khách hàng/ đối tác sẽ lựa chọn đồng ý hoặc không. Trường hợp đồng ý sẽ được nhận bản sao lưu qua tin nhắn SMS hoặc email.

3) Giao kết hợp đồng điện tử qua email

Với hình thức này, các bên thực hiện thỏa thuận và thông tin tới nhau những điều khoản và nội dung của hợp đồng. Trong thư sẽ có đường link dẫn đến website khác để thực hiện giao kết hợp đồng như trong trường hợp 1. Hoặc đơn giản hơn, sau khi nhận được thư, bên còn lại sẽ xác nhận lại bằng văn bản qua email.

Xem thêm: Cách tạo chữ ký online bằng chữ ký viết tay

4) HĐĐT sử dụng chữ ký số của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Với cách này, hợp đồng được tạo lập, ký kết và lưu trữ trên nền tảng của bên thứ 3. Bên thứ 3 là một đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số đã được thông qua bởi các ban ngành có thẩm quyền. Doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ phần mềm hợp đồng điện tử của bên thứ 3 cũng có nhiều cách để thực hiện ký hợp đồng.

Ví dụ: Phần mềm ký hợp đồng điện tử iContract của ThaisonSoft là đơn vị uy tín, được cấp phép về dịch vụ chữ ký số và hợp đồng điện tử. HĐĐT được ký kết ở dạng này có tính pháp lý cao, chặt chẽ và thường được doanh nghiệp sử dụng trong các giao dịch quan trọng.

Thông thường, các doanh nghiệp đảm bảo về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sẽ sử dụng dịch vụ chữ ký số của bên thứ 3 này.

Quy định về việc ký hợp đồng online

Ký hợp đồng online có những quy định gì?

1) Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử

Theo Điều 22, Luật giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử được xem là đảm bảo an toàn khi thực hiện được 2 điều sau:

a) Chữ ký điện tử được kiểm chứng bởi quy trình kiểm tra an toàn, do các bên tham gia ký kết hợp đồng giao dịch thỏa thuận:

– Dữ liệu tạo chữ ký điện tử gắn liền với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng.

– Duy chỉ người ký kiểm soát dữ liệu đó tại thời điểm ký.

– Có thể phát hiện được mọi thay đổi với nội dung (của thông điệp dữ liệu) và chữ ký điện tử sau thời điểm ký.

b) Chữ ký điện tử được chứng thực bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

2) Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Các nguyên tắc trong giao kết và thực hiện ký hợp đồng online (hợp đồng điện tử) được pháp luật quy định tại Điều 35 của Luật giao dịch điện tử năm 2005 như sau:

a) Quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng thuộc về các bên tham gia.

b) Tuân thủ pháp luật về hợp đồng và các quy định của Luật giao dịch điện tử.

c) Các bên tham gia có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

Như vậy, https://hoadondientu.edu.vn/ đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin tổng quan về việc ký hợp đồng online. Qua bài viết, bạn đọc cũng nên chú ý các nguyên tắc và điều kiện để đảm bảo an toàn, tính pháp lý khi ký hợp đồng online. Bên cạnh đó là cách ký hợp đồng online và những nguyên tắc đi cùng với nó.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*