Không nộp báo cáo tài chính kiểm toán có bị phạt không, mức phạt như thế nào?

Kiểm toán báo cáo tài chính

Không nộp báo cáo tài chính kiểm toán bị xử lý như thế nào? Thời điểm cuối năm là thời điểm kế toán bận rộn với các loại báo cáo, đặc biệt quan trọng là báo cáo tài chính. Một trong những vấn đề nhiều kế toán thắc mắc là không nộp báo cáo tài chính bị xử lý như thế nào? 

1. Không nộp báo cáo tài chính kiểm toán có bị phạt không?

Căn cứ theo Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, các hành vi vi phạm về việc nộp và công khai báo cáo tài chính sẽ bị phạt như sau:

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với các hành vi:

  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
  • Chậm công khai báo cáo tài chính dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Phạt 10-20 triệu đồng đối với một trong cách hành vi:

  • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
  • Nộp báo cáo tài chính không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp có quy định phải kèm báo cáo kiểm toán,
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
  • Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp có quy định phải kèm báo cáo kiểm toán.
  • Chậm công khai báo cáo tài chính từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đối với một trong các hành vi sau:

  • Số liệu, thông tin trong báo cáo tài chính sai sự thật.
  • Cung cấp, công bố báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất tại một kỳ kế toán.

>> Tham khảo: Xác định điểm hòa vốn trong kế toán quản trị.

Phạt 40-50 triệu đồng đối với các hành vi:

  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền.
  • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Như vậy, không nộp báo cáo tài chính kiểm toán sẽ bị phạt, mức phạt 40-50 triệu đồng.

2. Cách khắc phục hậu quả khi không nộp hoặc chậm nộp báo cáo tài chính

Căn cứ theo Khoản 5, Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP:

“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”

Như vậy, trường hợp không nộp báo cáo tài chính kiểm toán, ngoài phải nộp phạt, doanh nghiệp phải nộp và công khai báo cáo tài chính kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính đúng quy định.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Nộp báo cáo tài chính

Lưu ý nộp báo cáo tài chính đúng hạn để không bị phạt

Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính quy định như sau:
– Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:

+ Đơn vị kế toán của doanh nghiệp nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

+ Công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Loại hình Doanh nghiệp khác:

+ Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp là chậm nhất 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

>> Tham khảo: Tính thuế TNCN cho thuê xe ô tô như thế nào?

Tóm lại, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm được xác định theo loại doanh nghiệp và vị trí trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, đồng thời căn cứ theo mối quan hệ giữa các đơn vị trong trường hợp của doanh nghiệp nhà nước.

Theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm được quy định khác nhau cho các loại doanh nghiệp, tùy thuộc vào tính chất và vị trí của doanh nghiệp trong hệ thống kế toán.

– Đối với Doanh nghiệp Nhà nước: thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ và Tổng công ty nhà nước, Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm được gia hạn lên đến 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đồng thời, đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước cũng phải nộp theo thời hạn do công ty mẹ hoặc Tổng công ty quy định.

– Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm là 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Còn đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính được kéo dài lên đến 90 ngày.

Như vậy, việc không nộp báo cáo tài chính kiểm toán có thể bị phạt 40-50 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp bù báo cáo tài chính kiểm toán theo quy định.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*