Khi nào doanh nghiệp cần sử dụng biên bản huỷ hoá đơn?

Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử

Biên bản hủy hóa đơn là gì và khi nào doanh nghiệp cần sử dụng biên bản huỷ hoá đơn? Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất 2020? Tất cả sẽ được giải đáp đến bạn ngay trong bài viết dưới đây.

Biên bản hủy hóa đơn là gì

Biên bản hủy hóa đơn là gì?

1.  Biên bản hủy hóa đơn là gì?

Biên bản hủy hóa đơn là chứng từ cần thiết và không thể thiếu trong hồ sơ hủy hóa đơn theo như quy định của Khoản 3, Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/03/2014.

Cụ thể hơn, biên bản hủy hóa đơn được hiểu là biên bản ghi nhận lại các diễn biến sự việc đã xảy ra trong toàn bộ quá trình hủy hóa đơn. Trong đó, đối tượng thực hiện việc hủy cũng chính là đối tượng nắm giữ và sử dụng hóa đơn.

Theo như quy định thì trong biên bản hủy hóa đơn, dù là biên bản hủy hóa đơn điện tử hay biên bản hủy hóa đơn giấy, cả hai bên mua và bên bán đều sẽ phải cam kết việc không kê khai thuế cho hóa đơn đã bị sai, đồng thời tiến hành hủy bỏ.

2.  Khi nào cần sử dụng biên bản hủy hóa đơn?

Khi nào doanh nghiệp cần phải lập biên bản hủy hóa đơn điện tử

Khi nào sử dụng tới biên bản hủy hóa đơn?

Sau khi đã hiểu biên bản hủy hóa đơn là gì, bạn cần phải nắm vững được các trường hợp cần tiến hành hủy hóa đơn kèm lập biên bản hủy hóa đơn để có thể chủ động sử dụng nó khi cần.

Tại Khoản 2, Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các trường hợp dưới đây sẽ phải tiến hành hủy hóa đơn:

  • Các hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
  • Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
  • Tổ chức, hộ, cá nhân đã được quan thuế thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 19 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
  • Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán thì sẽ được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

Các trường hợp trên, song song với việc tiến hành hủy hóa đơn thì cũng phải lập biên bản hủy hóa đơn, dù là hóa đơn điện tử hay hóa đơn giấy.

Ngoài ra, theo quy định của Chính Phủ trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì các hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải lập biên bản hủy hóa đơn không sử dụng.

3.  Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất 2020

Nếu bạn đang thắc mắc về mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất hiện nay để có thể áp dụng cho năm 2020 thì hoàn toàn có thể tham khảo mẫu biên bản hủy hóa đơn mà chúng tôi cập nhật ngay dưới đây.

Mẫu biên bản hủy hóa đơn này được áp dụng cho tất cả các trường hợp phải lập biên bản hủy hóa đơn đỏ, lập biên bản hủy hóa đơn gtgt, lập biên bản hủy hóa đơn không sử dụng.

Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử

Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất 2020.

Trên đây, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc khi nào cần doanh nghiệp cần sử dụng biên bản huỷ hoá đơn và giới thiệu đến bạn mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất năm 2020.

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*