Nếu bạn đang phân vân biên bản xóa bỏ hóa đơn là gì hay khi nào doanh nghiệp cần lập biên bản xóa bỏ hóa đơn thì đừng bỏ qua bài viết này để có cho mình lời giải đáp chính xác, đầy đủ nhất.
1. Biên bản xóa bỏ hóa đơn là gì?
Theo quy định, biên bản xóa bỏ hóa đơn, hay còn gọi là biên bản thu hồi hóa đơn, là loại biên bản mà các tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải lập nếu có sai sót hóa đơn xảy ra.
2. Biên bản xóa bỏ hóa đơn cần lập khi nào?
Biên bản xóa bỏ hóa đơn cần lập khi nào?
Biên bản xóa bỏ hóa đơn được lập khi hóa đơn xảy ra sai sót nhưng cụ thể là sai sót ra sao, trong trường hợp nào thì không phải ai cũng biết.
Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo ngay quy định tại Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/3/2014.
Cụ thể: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.”
Như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp cần lập biên bản thu hồi, hay chính là biên bản xóa bỏ hóa đơn ở những trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Khi bên bán đã lập hóa đơn, đã giao hóa đơn cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa hay cung ứng dịch vụ.
– Trường hợp 2: Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử là gì?
3. Những yêu cầu nội dung với biên bản xóa bỏ hóa đơn để đảm bảo hợp pháp
Yêu cầu nội dung với biên bản xóa bỏ hóa đơn.
Cũng giống như các biên bản khác, biên bản thu hồi hóa đơn cũng phải tuân theo những yêu cầu nội dung nhất định để đảm bảo tính hợp pháp:
– Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
– Ngày trên biên bản xóa bỏ hóa đơn và ngày trên hóa đơn mới phải trùng khớp với nhau.
– Nội dung biên bản xóa bỏ hóa đơn phải thể hiện được: Lý do thu hồi hóa đơn; thu hồi hóa đơn số… ngày/tháng/năm… ký hiệu…; xuất hóa đơn mới số…. ngày/tháng/năm… ký hiệu…
– Sau khi lập xong 2 bên mua và bán phải ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu vào biên bản xác nhận để xuất lại hóa đơn mới.
4. Mẫu biên bản xóa bỏ hóa đơn mới nhất 2020
Nếu bạn đang thắc mắc mẫu biên bản xóa hóa đơn (thu hồi hóa đơn) mới nhất 2020 thì có thể tham khảo ngay mẫu mà chúng tôi đưa ra ngay dưới đây:
Mẫu biên bản xóa bỏ 2020.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp biên bản thu hồi hóa đơn được lập khi nào và cập nhật đến bạn mẫu biên bản mới nhất 2020.
Mọi thắc mắc về biên bản xóa bỏ hóa đơn hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Nam/Trung: 1900 4768
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi