Khi mới sử dụng hóa đơn điện tử, rất nhiều doanh nghiệp có thắc mắc liệu có cần phải xin chữ ký khách hàng vào hóa đơn hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cặn kẽ thắc mắc trên cho doanh nghiệp.
>>>> Giải đáp những thắc mắc thường gặp của khách mua hàng về hóa đơn điện tử
>>>> Hóa đơn điện tử hiện nay gồm những loại nào?
Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về yêu cầu có chữ ký khách hàng trên hóa đơn điện tử
Nếu bắt buộc phải có chữ ký của người mua sản phẩm, dịch vụ trên hóa đơn điện tử để được ghi nhận vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì đây sẽ là một trở ngại trong nhiều trường hợp. Một số doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ về vướng mắc này, dẫn đến tâm lý lo ngại khi sử dụng hóa đơn điện tử.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết các doanh nghiệp lo lắng về vấn đề trên do vẫn chưa nắm được đầy đủ thông tin về hóa đơn điện tử. Theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2011, nhiều trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký người mua. Bà Hà cũng cho biết thêm, trước đây đã có doanh nghiệp vướng mắc về vấn đề này và Bộ Tài chính đã có Công văn số 2402/BTC-TCT trả lời và hướng dẫn doanh nghiệp.
Trên hóa đơn điện tử có cần chữ ký của khách hàng hay không?
Nghị định mới nhất về hóa đơn điện tử là Nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành ngày 21/09/2018 và có hiệu lực từ 01/11/2018, tuy nhiên, đến hiện tại chưa có thông tư hướng dẫn. Thông tư hướng dẫn của Nghị định 119 hiện đang được Tổng cục Thuế dự thảo. Tại dự thảo này, chỉ có một số trường hợp đặc biệt mới phải bắt buộc có chữ ký của người mua, còn lại phần lớn là không bắt buộc.
“Với các trường hợp cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau; hoặc hóa đơn có giá trị lớn, cả hai bên đều có hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo tương thích nhau thì người mua họ có nhu cầu ký chữ ký số trên hóa đơn. Do đó, tại dự thảo thông tư có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này. Còn lại, đa số các trường hợp không cần thiết người mua phải có chữ ký mới được tính chi phí được trừ và khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp” – bà Hà cho biết.
Để đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai, đảm bảo chặt chẽ và hạn chế sai sót, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu thông lệ quốc tế để đưa ra quy định về những trường hợp bắt buộc phải có chữ ký của cả 2 bên trong hóa đơn điện tử: đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ và khách hàng. Ví dụ với những trường hợp dưới đây, do tính chất của giao dịch, việc có chữ ký của bên mua và bên bán là bắt buộc:
• Hóa đơn điện tử có giá trị lớn, được doanh nghiệp chuyển cho ngân hàng làm thế chấp vay vốn
• Giao dịch được thanh toán qua ngân hàng
“Tại Đức, các ngân hàng có phần mềm tạo hóa đơn điện tử, bên bán và bên mua có thể khởi tạo hóa đơn điện tử trên ứng dụng của ngân hàng, ngân hàng là bên trung gian thẩm định tính hợp pháp của hóa đơn điện tử và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Với trường hợp này thì nhất thiết phải có chữ ký số hai đầu” – bà Hà nói.
Nhiều trường hợp bắt buộc phải có chữ ký của cả bên bán và bên mua trên hóa đơn điện tử
Như vậy, thông tư hướng dẫn Nghị định 119 đang được dự thảo và sẽ sớm được ban hành khi hoàn thành. Các doanh nghiệp sẽ phải chờ thêm ít lâu nữa để nhận được văn bản có quy định cụ thể về các trường hợp bắt buộc phải có chữ ký người mua và trường hợp nào không bắt buộc. Trong thời gian chưa có thông tư hướng dẫn, các doanh nghiệp thực hiện theo các công văn trước đây của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp có thể tìm sự tư vấn uy tín ở đâu khi có vướng mắc về hóa đơn điện tử
Càng gần thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, việc nắm rõ thông tin để thực hiện và áp dụng đúng quy định đối với doanh nghiệp càng trở nên quan trọng. Vậy nếu có vướng mắc mà việc tự tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản hiện có không giúp ích, doanh nghiệp nên tìm sự tư vấn từ đâu?
• Hướng dẫn từ các cơ quan chức năng
Doanh nghiệp có thể liên hệ các cơ quan chức năng hay làm văn bản gửi đơn vị quản lý trình bày về vướng mắc gặp phải. Cách thức này có ưu điểm khi độ chính xác của thông tin được đảm bảo, tuy nhiên, nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận thời gian chờ đợi ít lâu cho đến khi có công văn trả lời chính thức.
• Tư vấn, hỗ trợ từ các đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín
Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể tự xây dựng phần mềm hóa đơn điện tử, tuy nhiên để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và pháp lý của Tổng cục Thuế cũng như các yêu cầu kỹ thuật, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn sử dụng phần mềm của đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử chuyên nghiệp. Đơn vị này sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình tìm hiểu, triển khai và sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận được sự tư vấn và hỗ trợ của các chuyên viên, cán bộ của nhà cung ứng – những người luôn cập nhật và nắm rõ những quy định về hóa đơn điện tử.
Nhiều trường hợp bắt buộc phải có chữ ký của cả bên bán và bên mua trên hóa đơn điện tử
Với 5 văn phòng trên cả nước, 7 tổng đài hỗ trợ khách hàng 24/7, phần mềm hóa đơn được Tổng cục Thuế thẩm định, Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn hiện là một trong những đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử hội đủ các điều kiện để đem lại cho khách hàng sự hỗ trợ tốt nhất.
Với kinh nghiệm hơn 15 năm cung cấp các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, Thái Sơn hiện đã và đang phục vụ hơn 100.000 khách hàng trong các mảng sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Riêng về hóa đơn điện tử, phần mềm E-Invoice của Thái Sơn được nhiều khách hàng từ đa dạng lĩnh vực, ngành nghề lựa chọn triển khai, trong đó có cả những tên tuổi hàng đầu như: Honda, Lotte, AEON, KFC, Samsung, DHL, Lazada, Golden Gate, CJ CGV, Unicharm, Grab Taxi, Vietinbank…
Nếu cần tư vấn cụ thể về hóa đơn điện tử và quá trình triển khai, vui lòng liên hệ:
Công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn
Địa chỉ: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 19004767 hoặc 19004768
Tel: 024.3754.5222
Website: http://hoadondientu.edu.vn/ https://einvoice.vn
Fanpage: Hóa đơn điện tử E-Invoice
Để lại một phản hồi