Hướng dẫn xuất hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết nhất

Xuất hóa đơn kèm theo bảng kê như thế nào? Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có được xuất kèm theo bảng kê hay không? Có rất nhiều những thắc mắc xung quanh vấn đề bảng kê mà chúng tôi nhận đã nhận được trong tuần vừa qua. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin vô cùng hữu ích giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc mà mình đang gặp phải.

xuất hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết nhất

Hướng dẫn xuất hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết nhất

1. Bảng kê là gì? Có những loại bảng kê nào?

1.1 Bảng kê là gì?

Khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán, kế toán thường sử dụng các bảng kê, vậy bảng kê là gì? khi nào sử dụng bảng kê.

Bảng kê là bảng được sử dụng trong trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên Nhật ký chứng từ (NKCT) được. Bảng kê có thể kết hợp phản ánh cả số dư đầu tháng, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có trong tháng và số dư cuối tháng… phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu và chuyển sổ cuối tháng.

1.2 Có những loại bảng kê nào?

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, trong hình thức Nhật ký – chứng từ có 10 loại bảng kê được đánh số từ 1-11 và không có bảng kể số 7. Kế toán sử dụng các bảng kê theo đúng quy định tại thông tư này.

1: Bảng kê số 1 (ký hiệu Mẫu số S04b1-DN) dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” (Phần thu) đối ứng Có với các tài khoản có liên quan

2: Bảng kê số 2 (Mẫu số S04b2-DN) Dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” đối ứng Có với tài khoản liên quan

3: Bảng kê số 3 (Mẫu số S04b3-DN) Dùng để tính giá thành thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ. Bảng kê số 3 chỉ sử dụng ở doanh nghiệp có sử dụng giá hạch toán trong hạch toán chi tiết vật liệu

4: Bảng kê số 4 (Mẫu số S04b4-DN) Dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các TK 152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 338, 352, 611, 621, 622, 623, 627, 631 đối ứng Nợ với các Tài khoản 154, 631, 621, 622, 623, 627 và được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm, dịch vụ

5: Bảng kê số 5 (Mẫu số S04b5-DN) Dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các Tài khoản  152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 338, 352, 356, 611, 621, 622, 623, 627, 631 đối ứng Nợ với các Tài khoản 641, 642, 241.

6: Bảng kê số 6  (Mẫu số S04b6-DN) Dùng để phản ánh chi phí phải trả và chi phí trả trước (TK 242 “Chi phí trả trước ”, TK 335 “Chi phí phải trả”, TK 352 “Dự phòng phải trả”, TK 356 “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”)

8: Bảng kê số 8 (Mẫu số S04b8-DN) Dùng để tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm hoặc hàng hóa theo giá thực tế và giá hạch toán (TK 155 “Thành phẩm”, TK 156 “Hàng hoá”, TK 158 “Hàng hoá kho bảo thuế”).

9: Bảng kê số 9  (Mẫu số S04b9-DN) Ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được dùng để tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá, hàng hoá kho bảo thuế

10: Bảng kê số 10 (Mẫu số S04b10-DN) Phản ánh các loại hàng hoá, thành phẩm gửi đại lý nhờ bán hộ, và gửi đi hoặc đã giao chuyển đến cho người mua, giá trị dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.

11: Bảng kê số 11 (Mẫu số S04b11-DN) Dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng với người mua và người đặt hàng (TK 131 “Phải thu của khách hàng”)

mau-ban-ke-hoa-don-e1527391370649

Mẫu bảng kê xuất kèm hóa đơn

2. Hướng dẫn cách xuất hóa đơn kèm theo bảng kê

Trong trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ danh mục hàng hóa, dịch vụ được bán nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập liên tiếp thành nhiều hóa đơn hoặc xuất hóa đơn kèm theo bảng kê.

Trong trường hợp xuất liên tiếp nhiều hóa đơn bắt buộc dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Khi ghi liên tiếp nhiều hóa đơn phải đảm bảo các hóa đơn liệt kê đủ, các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác. Đảm bảo thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.

Trong trường hợp người bán không muốn ghi liên tiếp nhiều hóa đơn sẽ thực hiện lập bảng kê kèm theo hóa đơn để kê chi tiết hàng hóa.

đổi-tên-tài-khoản-email-và-giữ-ứng-dụng-thư-Mac-1

Cách xuất hóa đơn kèm bản kê

Cách xuất hóa đơn kèm theo bảng kê như sau:

Nội dung ghi trên hóa đơn:

Hóa đơn phải ghi rõ các thông tin người bán, các thông tin của người mua tùy từng trường hợp sẽ có hoặc không có. Hóa đơn ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.

Các tiêu thức ghi trên hóa đơn được quy định rõ tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2013.

Nội dung trên bảng kê:

Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế tuy nhiên thì cần đảm bảo một số các nội dung cơ bản. Bảng kê được thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa. Các nội dung chính của bảng kê cần có:

+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế

+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Bảng kê hải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng” nếu người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

+ Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

+ Trong trường hợp phải kê nhiều hàng hóa dịch vụ khác nhau, bảng kê có nhiều hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Lưu ý: Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.

in-hoa-don-dien-tu-5

Cách xuất hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết

3. Hóa đơn điện tử có được xuất kèm theo bảng kê hay không?

Hóa đơn điện tử có được đính kèm bảng kê hay không? Rất nhiều câu hỏi thắc mắc về vấn đề này. Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn như sau:

“… Cục thuế xem xét từng trường hợp cụ thể để chấp thuận cho cơ sở kinh doanh được sử dụng hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau của hóa đơn có hiển thị:

– Cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động);

– Cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu;

– Cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu;

– Kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).”

Như vậy trong trường hợp khi lập hóa đơn điện tử mà số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn thì doanh nghiệp, đơn vị, hộ, cá nhân đó sẽ phải trình lên Cục thuế để xem xét. Trong trường hợp Cục thuế chấp nhận thì mới tiến hành lập bảng kê theo quy định, hóa đơn điện tử được chuyển sang chứng từ giấy và đính kèm bảng kê.

Hy vọng bài viết hướng dẫn xuất hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết của chúng tôi sẽ hữu ích cho các bạn. Để được giải đáp các thắc mắc về việc xuất hóa đơn kèm theo bảng kê cùng với các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn điện tử xin vui lòng liên hệ theo đường dây nóng: 02437545222 các chuyên viên của Thái Sơn Soft luôn sẵn lòng được giúp đỡ.

 

 

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*