Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng

Xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng như thế nào? So với các ngành nghề khác, ngành xây dựng mang tính đặc thù nên kế toán cần lưu ý trong việc xuất hóa đơn, quản lý hóa đơn, chứng từ. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về lập – xuất hóa đơn điện tử đối với công trình xây dựng.

1. Thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng

Xuất hóa đơn với công trình xây dựng

Lưu ý thời điểm xuất hóa đơn điện tử công trình xây dựng.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn đối với công trình xây dựng được quy định như sau:

“Thời điểm lập hóa đơn

  1. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

  1. c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Mặc khác, tại Khoản 5, Điều 8, Thông tư 219/2013/TT-BTC:

5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Như vậy, thời điểm lập hóa đơn GTGT đối với công trình xây dựng được xác định là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt trường hợp đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Cách xuất hóa đơn điện tử công trình xây dựng

Quy định xuất hóa đơn điện tử

Đối với từng loại công trình xây dựng, cách xuất hóa đơn sẽ khác nhau.

Đối với hóa đơn điện tử xuất cho công trình xây dựng, kế toán cần lưu ý 2 loại công trình: Công trình xây dựng cuốn chiếu và công trình xây dựng đại cục.

2.1. Hóa đơn điện tử công trình xây dựng cuốn chiếu

Công trình xây dựng cuốn chiếu (công trình phân đoạn, công trình nghiệm thu theo giai đoạn) được hiểu là làm đến đâu, nghiệm thu đến đó. Vì vậy, sau khi đã hoàn thành phân đoạn nào thì sẽ nghiệm thu và xuất hóa đơn luôn.

Thông thường, một công trình xây dựng nhà máy sản xuất sữa được chia làm 03 giai đoạn, cách xuất hóa đơn cho từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn xây móng:  Sau khi đã hoàn thành xây móng công trình, đơn vị nghiệm thu sẽ lập ra:

  • Biên bản nghiệm thu giai đoạn 1.
  • Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1.
  • Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1. 

Từ đó, đơn vị nghiệm thu sẽ lập và xuất hóa đơn cho giai đoạn này.

>> Tham khảo: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Mẫu hóa đơn điện tử.

Giai đoạn xây thô công trình: 

Tương tự như giai đoạn 1, đơn vị nghiệm thu cũng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2.
  • Biên bản xác nhận khối lượng công trình giai đoạn 2.
  • Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2. 

Từ đó, tiến hành tạo lập và xuất hóa đơn giai đoạn 2.

Giai đoạn hoàn thành công trình: Sau khi đã hoàn thành toàn bộ công trình, đơn vị nghiệm thu tổng kết các giai đoạn trước đó, lập biên bản tổng hợp: 

  • Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình được đưa vào sử dụng.
  • Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.
  • Bảng quyết toán khối lượng công trình. 

Từ đó, xuất hóa đơn VAT cho phần còn lại và thanh toán hợp đồng.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Lưu ý: Trong quá trình xây dựng, nếu chủ đầu tư có tạm ứng, muốn hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn đã xuất cho từng giai đoạn thì đơn vị nghiệm thu cần lập thêm biên bản nghiệm thu và các chứng từ tương ứng để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

2.2. Xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng hoàn thành đại cục

Công trình xây dựng đại cục là bên thi công phải xây dựng hết các hạng mục thì mới tiến hành nghiệm thu và thanh toán công trình. Đối với loại công trình này, chỉ cần xuất hóa đơn một lần duy nhất vào thời điểm bàn giao công trình. Khi kết thúc công trình, đơn vị nghiệm thu cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đã đưa vào sử dụng
  • Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công việc.
  • Bảng quyết toán khối lượng công trình

Từ đó, đơn vị nghiệm thu tiến hành lập và xuất hóa đơn giá trị gia tăng để thanh toán hợp đồng cho bên chủ thầu thi công.

>> Tham khảo: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân dịch vụ vận tải.

3. Thuế suất thuế GTGT đối với công trình xây dựng

Xác định thuế GTGT

Xác định thuế GTGT đối với công trình xây dựng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Thông tư 219/2013/TT-BTC về vấn đề như sau:

“Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

Ví dụ 50: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.

Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Như vậy, đối với hoạt động xây dựng (trừ trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan) không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, 5% và cũng không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Do đó, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng là 10%.

Trên đây là Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng. Kế toán cần lưu ý về thời điểm lập hóa đơn đối với công trình, mức thuế suất GTGT để lập hóa đơn đúng quy định.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*