Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế là biểu mẫu quan trọng doanh nghiệp cần sử dụng trong trường hợp bị đóng mã số thuế, cưỡng chế hóa đơn. Doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn sẽ không thể xuất hóa đơn khi giao dịch mua bán hàng hóa. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp cần lưu ý xử lý theo hướng dẫn dưới đây.
1. Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn?
Cưỡng chế hóa đơn là biện pháp cơ quan thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm thuế, căn cứ theo Thông tư 215/2013/TT-BTC. Cụ thể, người nộp thuế có một trong những hành vi dưới đây thì có thể bị cưỡng chế hóa đơn:
- Có hành vi nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn.
- Bỏ trốn, tẩu tán tài sản trong khi đang nợ tiền thuế, tiền phạt hoặc chậm nộp tiền thuế.
- Cố ý không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày có quyết định xử phạt.
- Không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn quy định trên quyết định trong thời hạn 10 ngày.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xuất hóa đơn với hàng biếu tặng không thu tiền.
Một số trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn.
2. Có được xuất hóa đơn trong thời gian cưỡng thế?
Căn cứ theo Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ bao gồm:
“1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
- a) Hóa đơn, chứng từ giả;
- b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
- c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế”
Doanh nghiệp có thể bị phạt nếu xuất hóa đơn trong khi bị cưỡng chế.
Như vậy, doanh nghiệp đang bị đóng mã số thuế, cưỡng chế hóa đơn mà xuất hóa đơn thì bị quy vào hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.”
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Hướng dẫn viết công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế và các mẫu công văn khác nói chung cần đảm bảo các thể thức như sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số và ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành
- Tên loại công văn và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chữ ký, họ tên và chữ vụ người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách lấy hóa đơn đầu vào hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
Lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế.
Mẫu công văn mở hóa đơn bị cưỡng chế:
Công ty…. |
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:…………………………. |
….., ngày …. tháng … năm …. |
CÔNG VĂN
(V/v xin mở hóa đơn bị cưỡng chế)
Kính gửi: Chi cục Thuế Quận…
Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………..
Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………
Người đại diện pháp luật: ………………………………………………………………………………………..
Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………………..
Căn cứ theo Quyết định số …/QĐ… ngày … của ……… (Tên cơ quan ban hành Quyết định) …. về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với…
Lý do xin mở hóa đơn bị cưỡng chế:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Nay Công ty làm Công văn này kính đề nghị Chi Cục Thuế quận … tạo điều kiện cho Công ty chúng tôi được mở hóa đơn đang bị cưỡng chế để doanh nghiệp sớm quay trở lại hoạt động bình thường.
Chúng tôi cam kết các thông tin khai báo trên đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận: – Như trên– Lưu VP |
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Trên đây là Hướng dẫn lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế. Doanh nghiệp tham khảo để áp dụng xin mở hóa đơn bị cưỡng chế nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi