Cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử nhanh chóng chính xác hay các yêu cầu quy định đối với việc lập báo cáo mà bạn không thể không biết, tất cả sẽ có trong bài viết này.
1. Các quy định đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Các quy định đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Tại Điều 27 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã đề cập đến việc phải ghi nhận về việc phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Theo đó, hàng quý, tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, bao gồm cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.
Riêng doanh nghiệp mới thành lập; doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế sẽ thực hiện nộp báo cáo theo tháng.
Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo với cơ quan thuế nơi chuyển đi.
Thời hạn nộp báo cáo theo quý quy định như sau:
- Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4.
- Quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7.
- Quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10.
- Quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau .
Lưu ý rằng báo cáo được nộp theo mẫu số 3.9 trong Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC. Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sẽ ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).
Đối với báo cáo theo tháng, thời hạn nộp chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
Việc nộp báo cáo theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế.
Sau khi hết thời hạn trên, cơ quan thuế kiểm tra việc báo cáo và tình hình kê khai, nộp thuế để thông báo doanh nghiệp chuyển sang báo cáo theo quý.
Ngoài ra, nếu sau 12 tháng mà chưa có thông báo của cơ quan thuế, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo theo tháng.
2. Cách lập báo cáo
Hướng dẫn các bước để lập báo cáo nhanh nhất.
Để lập báo cáo, bạn tiến hành theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Đăng nhập hệ thống phần mềm hỗ trợ kê khai thuế
Bạn tiến hành mở và đăng nhập phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK).
Trường hợp nếu chưa có bạn có thể tải về.
Bước 2: Chọn chức năng “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)”
Sau khi đã đăng nhập phần mềm HTKK, trên giao diện chính, bạn nhấn vào Menu, nhấn chọn “Hóa đơn” và chọn tiếp “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)”.
Lưu ý, trên đó sẽ có cả mục “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng (BC26/CA)”. Tuy nhiên phần này chỉ áp dụng với đối tượng đặc biệt, được chỉ định. Là doanh nghiệp thông thường, bạn không chọn mục này.
Bước 3: Chọn “Kỳ báo cáo”
Tiếp đó, cửa sổ để chọn kỳ báo cáo sẽ xuất hiện, bạn chọn các phụ lục cần kê khai “Kỳ báo cáo cuối cùng” hoặc “Chuyển địa điểm” rồi nhấn “Đồng ý” để bắt đầu điền báo cáo.
Bước 4: Hoàn tất báo cáo
Trên giao diện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử, bạn cần hoàn tất tất cả thông tin được yêu cầu.
Để điền vào các chỉ tiêu trên báo cáo, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
- Cột 1: Bạn sẽ chọn loại hóa đơn mà bạn muốn báo cáo.
- Cột 2: Cột này phần mềm sẽ tự động nhảy hiển thị theo mã loại hóa đơn của cột 1, bạn không cần điền.
- Cột 3: Bạn nhập theo mẫu trên hóa đơn của doanh nghiệp bạn.
- Cột 4: Bạn nhập ký hiệu trên hóa đơn của doanh nghiệp mình.
- Cột 5: Cột này bạn không cần nhập, phần mềm tự tính.
- Cột 6, 7: Bạn nhập dạng số liệu.
- Cột 8, 9: Bạn cũng nhập vào dạng số (tương tự cột 6,7).
- Cột 10, 11, 12: Phần mềm sẽ tự động cập nhật, bạn không cần nhập.
- Cột 13: Lưu ý khi điền phần này vì số lượng này sẽ không bao gồm các hóa đơn đã xóa bỏ, mất, hủy.
- Cột 14, 16,18: Phần này bạn không cần điền, hệ thống sẽ tự động cập nhật.
- Cột 15, 17,19: Là cột “số hóa đơn” bị xóa bỏ, mất, hủy nằm trong khoảng của cột 10, 11 và không được trùng nhau, không được giao nhau.
Tới đây, sau khi điền xong các thông tin trên thì việc làm báo cáo tới đây coi như hoàn tất.
Bạn cần nhấn nút Ghi để lưu lại. Trường hợp có lỗi sai sót gì khi điền báo cáo hệ thống sẽ tự động thông báo.
Kế đó, bạn nhất “Kết xuất XML” để có thể nộp cho cơ quan thuế.
Trên đây, einvoice.vn đã hướng dẫn lập báo cáo nhanh chóng, chính xác nhất.
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Nam/Trung: 1900 4768
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi