Hóa đơn viết sai nhưng đã được doanh nghiệp dùng để kê khai thuế thì xử lý như thế nào là thắc mắc của không ít người dùng. Xem ngay bài viết dưới đây để cập nhật cách xử lý hóa đơn sai đã kê khai thuế mới nhất hiện nay.
1. Thế nào là hóa đơn viết sai đã kê khai thuế?
Hóa đơn viết sai được hiểu là các hóa đơn không hợp lệ, không có giá trị pháp lý để khấu trừ thuế hay lấy là chi phí đối với bên mua. Còn đối với bên bán thì hóa đơn dù viết sai vẫn phải tiến hành xử lý để kê khai và nộp thuế như bình thường.
Thực tế, trong quá trình khởi tạo và xuất hóa đơn, việc mắc sai sót là khó tránh khỏi. Song dù cho hóa đơn đã lập, đã kê khai thuế nhưng nếu phát hiện sai sót kế toán DN vẫn phải nhanh chóng tiến hành xử lý, điều chỉnh theo đúng quy định pháp luật, để tránh những vi phạm, xử phạt đáng tiếc có thể xảy ra.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Biên lai điện tử.
2. Cách xử lý hóa đơn sai số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế, tổng thanh toán đã kê khai thuế
Cách xử lý hóa đơn sai số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế, tổng thanh toán.
Đối với trường hợp hóa đơn đã kê khai nhưng sau đó phát hiện bị sai các tiêu thức về số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất hoặc sai tổng thanh toán thì bên bán sẽ tiến hành cách xử lý hóa đơn sai đã kê khai thuế như sau:
– Bước 1: Bên bán lập biên bản ghi nhận sai sót
Khi phát hiện hóa đơn có sai sót, việc đầu tiên bên bán cần làm đó chính là lập biên bản hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản để ghi nhận sai sót.
Theo đó, nội dung của biên bản (hoặc thỏa thuận) được lập phải ghi rõ sai sót, có chữ ký, đóng dấu đầy đủ của hai bên, lập thành hai bản để mỗi bên bán – mua giữa 01 bản.
– Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót
Bước thứ hai khi xử lý hóa đơn mắc sai sót về số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất hoặc sai tổng thanh toán là bên bán cần lập hóa đơn điều chỉnh sai sót theo nguyên tắc:
- Sai cao hơn thực tế thì lập hóa đơn điều chỉnh giảm;
- Sai thấp hơn thực tế thì lập hóa đơn điều chỉnh tăng.
Các hóa đơn điều chỉnh dù tăng hay giảm thì đều phải để ngày trên hóa là ngày thực hiện điều chỉnh; đồng thời hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ: “Điều chỉnh tăng/giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất, thuế giá trị gia tăng,… tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số… ký hiệu…”
Lưu ý rằng:
- Các hóa đơn điều chỉnh giảm không được viết số âm trên hóa đơn. Song nếu kê khai thuế thì phải kê khai âm bằng cách đặt dấu trừ (-) phía trước giá trị.
- Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, cả hai bên mua và bán cùng phải điều chỉnh lại kê khai thuế đã thực hiện trước đó.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Cách xử lý hóa đơn sai ngày tháng, tên hàng hóa, đơn vị tính, mã số thuế, số tiền viết bằng chữ đã được kê khai thuế
Cách xử lý hóa đơn sai ngày tháng, tên hàng hóa, đơn vị tính, MST, số tiền viết bằng chữ.
Đối với các hóa đơn đã kê khai nhưng sau đó phát hiện sai các tiêu thức về ngày tháng, tên hàng hóa, đơn vị tính, mã số thuế hoặc số tiền viết bằng chữ thì bên bán tiến hành xử lý như sau:
– Bước 1: Bên bán lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
Cũng như trường hợp bên trên, trước tiên, cách xử lý hóa đơn sai ngày tháng, tên hàng hóa, đơn vị tính, mã số thuế hoặc số tiền viết bằng chữ là bên bán phải lập biên bản điều chỉnh tiêu thức bị sai (hoặc lập văn bản thỏa thuận ghi bằng chữ).
Nội dung của biên bản (hoặc văn bản thỏa thuận) phải ghi rõ sai sót, có chữ ký, đóng dấu đầy đủ của hai bên, lập thành hai bản để mỗi bên bán – mua giữa 01 bản.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót
Sau khi đã lập biên bản điều chỉnh, bên bán tiếp tục tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh sai sót, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Ngày lập hóa đơn là ngày lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
- Hóa đơn điều chỉnh phải viết đúng và đầy đủ tên công ty, địa chỉ, mã số thuế hai bên bán và mua.
- Tại tiêu thức “Tên hàng hóa, dịch vụ”, người lập phải ghi rõ: “Điều chỉnh (tiêu thức sai sót)… tại hóa đơn số… ký hiệu… ngày… tháng… năm…”
- Các tiêu thức còn lại sẽ gạch chéo.
Vì các sai sót trường hợp này hoàn toàn không ảnh hưởng đến tiền nên sau khi lập xong hóa đơn điều chỉnh, hai bên bán mua hoàn toàn không cần phải kê khai thuế. Hóa đơn điều chỉnh sau khi lập xong sẽ được kẹp cùng hóa đơn đã viết sai trước đó.
Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết tới bạn và doanh nghiệp cách cách xử lý hóa đơn sai đã kê khai thuế.
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi