Hướng dẫn cách quyết toán thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc 2020

Nếu bạn và doanh nghiệp đang thắc mắc quyết toán thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc DN chủ quản thế nào đầy đủ và hợp pháp thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất.

1. Phân biệt chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập

Hiện nay, nhiều DN khi quyết toán thuế rất dễ nhầm lẫn chi nhánh hạch toán phụ thuộc với chi nhánh hạch toán độc lập. 

Thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhầm lẫn này rất dễ gây ra sai sót khi quyết toán thuế doanh nghiệp. Do đó, các DN nói chung và kế toán SN nói riêng cần phải phân biệt thật rõ hai khái niệm trên.

Phân biệt chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập.

Phân biệt chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập.

1.1. Chi nhánh hạch toán độc lập

Chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh có đầy đủ các đặc điểm sau:

– Có bộ phận kế toán riêng, tuân thủ đúng theo Luật Kế toán.

– Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN,… tại chi nhánh hạch toán độc lập.

– Có đăng ký sử dụng hóa đơn riêng.

– Có con dấu, MST và tài khoản ngân hàng riêng.

Ngoài ra, các chi nhánh loại này sẽ phải báo cáo và hạch toán một cách độc lập, riêng sẽ để DN chủ quản làm báo cáo tài chính hợp nhất.

2.2. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Không chỉ có nhiều đặc điểm khác với chi nhánh hạch toán độc lập, các chi nhánh hạch toán phụ thuộc còn được chia làm hai loại: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản.

– Đặc điểm của chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản:

  • Không phải kê khai thuế TNDN, thuế TNCN tại trụ sở của chi nhánh mà sẽ khai tập trung tại DN chủ quản.
  • Không cần lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN.
  • Không cần kê khai thuế GTGT (trừ trường hợp chi nhánh kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà hàng ăn uống).
  • Không nhất thiết phải sử dụng con dấu hay hóa đơn riêng với DN chủ quản.

– Đặc điểm của chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản:

  • Không phải kê khai thuế TNCN, thuế TNDN mà sẽ khai tập trung tại DN chủ quản.
  • Có bộ máy kế toán, trực thuộc bộ máy kế toán của công ty.
  • Không cần lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN.
  • Phải kê khai thuế GTGT tại nơi đặt trụ sở chi nhánh.
  • Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài đặt tại trụ sở chi nhánh.
  • Được phép dùng con dấu, hóa đơn riêng với DN chủ quản.

Ngoài ra, các chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với DN chủ quản sẽ chuyển số liệu doanh thu, chi phí về DN chủ quản để khai thuế và báo cáo tài chính.

2. Cách quyết toán thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc

2.1. Cách quyết toán thuế môn bài

quyết toán thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Cách quyết toán thuế môn bài với chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Hiện nay, cách quyết toán thuế môn bài đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác nhau sẽ không giống nhau. Cụ thể:

– Trường hợp là chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với DN chủ quản: cách quyết toán thuế sẽ được tiến hành khai và nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.

– Trường hợp là chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với DN chủ quản: quyết toán thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc loại này sẽ phải khai và nộp thuế môn bài ở chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2.2. Cách quyết toán thuế GTGT

– Trường hợp chi nhánh thuộc DN thương mại, dịch vụ

Nếu là chi nhánh phụ thuộc cùng tỉnh với DN thương mại, dịch vụ chủ quản, thì chi nhánh sẽ kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính. Còn trường hợp chi nhánh này muốn sử dụng hóa đơn và kê khai riêng thì trước đó phải đăng ký với Chi cục Thuế quản lý chi nhánh, đồng thời bắt buộc chi nhanh phải có con dấu và tài khoản ngân hàng riêng.

Nếu là chi nhánh khác tỉnh với DN thương mại, dịch vụ chủ quản thì chi nhánh sẽ kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế đang trực thuộc.

– Trường hợp chi nhánh thuộc DN sản xuất

Đối với các DN sản xuất áp dụng khai và nộp thuế theo phương thức khấu trừ, không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu, đóng trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính thì:

  • Nếu là cơ sở sản xuất có hạch kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại chính địa phương đó.
  • Nếu là cơ sở sản xuất không hạch toán kế toán thì sẽ tiến hành kê khai tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương, nơi có cơ sở sản xuất. Lưu ý rằng, nếu như DN không phát sinh số thuế kê khai và phải nộp tại trụ sở chính thì không cần phải nộp thuế cho các địa phương, nơi có cơ sở sản xuất.

Ngoài ra, khi tiến hành quyết toán thuế TNCN cho các chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì các DN chủ quản cũng sẽ áp dụng tương tự như đối với quyết toán thuế GTGT. Còn đối với thuế TNDN cho chi nhánh phụ thuộc thì các DN chỉ việc kê khai và nộp thuế tập trung tại trụ sở chính.

Trên đây, bài viết đã dẫn các DN cách quyết toán thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc đầy đủ và chi tiết. Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*