Cách hạch toán tài khoản tài sản cố định được hướng dẫn theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đây là nghiệp vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán theo dõi hướng dẫn chi tiết dưới đây.
1. Tài sản cố định thuê tài chính là gì?
Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty có tài sản cố định đó mà không có nhu cầu sử dụng. Trong đó, bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn quyền sở hữu tài sản, lợi ích và rủi ro cho bên đi thuê.
Kết thúc thời hạn thuê, bên đi thuê được quyền chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng. Số tiền thuê tài sản quy định phải tối thiểu tương đương với giá trị tài sản tính tại thời điểm ký hợp đồng.
>> Tham khảo: Mẫu bảng kê mua hàng thông dụng nhất.
Khái niệm tài khoản cố định thuê tài chính.
2. Tài khoản 212 – Tài sản hạch toán tài sản cố định thuê tài chính
Tài khoản 212 là tài khoản dùng để hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 212:
- Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
- Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính
Để hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, kế toán cần phân biệt 2 phần chính, hạch toán tại đơn vị đi thuê và đơn vị cho thuê tài sản cố định thuê tài chính.
Tại đơn vị đi thuê
Khi nhận TSCĐ thuê ngoài:
Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm thuê.
Nợ TK 142: Số cho thuê phải trả
Có TK 342: Tổng số tiền phải trả chưa tính thuế.
Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng:
Nợ TK 342: Số tiền thuê phải trả
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111, 112,…
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, kết chuyển chi phí:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214: Số khấu hao phải trích
Có TK 1421: Trừ dần vào phải trả chi phí.
Kết thúc hợp đồng đi thuê:
Nợ Tk 1421: Chuyển nốt giá trị tài sản còn lại chưa khấu hao hết.
Nợ Tk 214: Giá trị hao mòn.
Có Tk 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê.
Nguyên tắc hạch toán TK 212.
Hạch toán tại đơn vị cho thuê
Khi bàn giao TSCĐ cho bên đi thuê:
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn tài sản
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê
Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê.
>> Tham khảo: Tổng hợp các quy định mới nhất về thuế thu nhập cá nhân.
Định kỳ theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ (cả vốn lẫn lãi).
Nợ TK 111, 112, 1388…: Tổng số thu
Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ.
Nợ TK 811
Có TK 228.
Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính mà kế toán cần nắm vững. Các trường hợp doanh nghiệp cho thuê hoặc đi thuê tài sản cố định khá phổ biến, kế toán cần nắm được các nội dung định khoản để hạch toán tuân thủ quy định.
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi