Hợp đồng ủy quyền là gì? Tải xuống mẫu hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi tính linh hoạt của nó. Thông thường, hợp đồng ủy quyền thường được sử dụng khi bên ủy quyền không có thời gian thực hiện một công việc nào đó, hoặc khi bên ủy quyền cần đến chuyên môn của người/ tổ chức được ủy quyền thực hiện công việc đó. Vậy hợp đồng ủy quyền là gì ,dưới đây là những thông tin cụ thể về hợp đồng ủy quyền và mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất.

1. Hợp đồng ủy quyền là gì?

Khái niệm chung về hợp đồng ủy quyền

Điều 562, Bộ luật dân sự 2015 đã chỉ ra khái niệm của hợp đồng ủy quyền như sau:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên.

Trong đó:

  • Bên ủy quyền: là bên giao việc cho người khác thực hiện (bên được ủy quyền).
  • Bên được ủy quyền: nhân danh cho bên ủy quyền, có nghĩa vụ thực hiện công việc được giao. 

Như vậy, điều đó có nghĩa là mọi hành động của bên được ủy quyền trong phạm vi công việc được giao sẽ được xem như là hành động của bên ủy quyền. Do đó, nó có hiệu lực pháp lý ràng buộc.

Về thù lao, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Về thời hạn ủy quyền, các bên có thể tự thỏa thuận theo nhu cầu và mong muốn của mình hoặc pháp luật có quy định riêng. Trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có quy định, thì hạn của hợp đồng ủy quyền là 1 năm kể từ ngày các bên ký xác lập ủy quyền (Điều 563, Bộ Luật dân sự 2015).

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ủy quyền

2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền

a) Quyền của bên được ủy quyền

Điều 566, Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của bên được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền như sau:

– Bên được ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền giao những tài liệu, phương tiện và thông tin cần thiết phục vụ cho công việc mà bên ủy quyền giao.

– Bên được ủy quyền được hưởng thù lao nếu các bên có thỏa thuận trước đó. Bên cạnh đó, bên được ủy quyền cũng được thanh toán các khoản chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc được giao từ bên ủy quyền.

b) Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

Điều 565, Bộ luật dân sự đề cập đến nghĩa vụ của bên được ủy quyền như sau:

– Thực hiện công được ủy quyền cũng như báo cáo về các công việc đó cho bên ủy quyền.

– Giữ gìn, bảo quản, dữ bí mật những tài liệu, phương tiện và thông tin được bên ủy quyền giao.

– Bên được ủy quyền cần báo cho người thứ 3 (trong quan hệ thực hiện ủy quyền) về phạm vi công việc, về thời hạn và các vấn đề bổ sung, sửa đổi ngoài phạm vi được ủy quyền.

– Dựa trên quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận, bên được ủy quyền có nghĩa vụ bàn giao những lợi ích và tài sản đã nhận cho bên ủy quyền. 

– Phải bồi thường thiệt hại nếu có vi phạm nghĩa vụ theo quy định pháp luật về Hợp đồng ủy quyền.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

a) Quyền của bên ủy quyền

Điều 568. Bộ luật dân sự 2015 đã nêu rõ về quyền của bên ủy quyền, gồm:

– Bên ủy quyền được phép yêu cầu bên được ủy quyền báo cáo và thông tin đầy đủ về việc thực hiện các công việc ủy quyền.

– Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền bàn giao những tài sản, lợi ích mà bên được ủy quyền thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền.

– Nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ của họ, bên ủy quyền được nhận bồi thường về thiệt hại.

b) Nghĩa vụ của bên ủy quyền

Điều 567. Bộ luật dân sự 2015 nêu ra những nghĩa vụ mà bên ủy quyền cần thực hiện bao gồm:

– Bên ủy quyền cần cung cấp tài liệu, phương tiện và thông tin cần thiết khác cho bên được ủy quyền, phục vụ quá trình thực hiện công việc.

– Trong phạm vi ủy quyền, bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm về cam kết thực hiện công việc của bên được ủy quyền.

– Bên ủy quyền phải thanh toán cho bên được ủy quyền những khoản chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã chi trong quá trình thực hiện công việc được ủy quyền. Ngoài ra, bên ủy quyền cũng cần trả những thù lao trong thỏa thuận (nếu có).

>>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử, phần mềm hợp đồng điện tử

3. Những nội dung thường có trong hợp đồng ủy quyền

Thông thường, một bản hợp đồng ủy quyền thường có những nội dung như:

– Thông tin của bên ủy quyền: Họ tên, ngày tháng năm sinh, cccd, nơi thường trú, sdt…

– Thông tin của bên được ủy quyền: Họ tên, ngày tháng năm sinh, cccd, nơi thường trú, sdt…

– Phạm vi ủy quyền

– Thời hạn ủy quyền

– Quyền và nghĩa vụ của bên A (bên ủy quyền)

– Quyền và nghĩa vụ của bên B (bên được ủy quyền)

– Cam đoan của các bên tham gia hợp đồng ủy quyền

– Các thỏa thuận khác (nếu có)

– Lời chứng của công chứng viên bao gồm thông tin của công chứng viên và thông tin văn phòng công chứng và thông tin hợp đồng được công chứng

– Chữ ký của các bên/ công chứng viên ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

4. Mẫu hợp đồng ủy quyền

Dưới đây là bản mẫu Hợp đồng ủy quyền thông dụng và ngắn gọn nhất. Độc giả có thể tải xuống và chỉnh sửa và bổ sung thêm những điều khoản trong hợp đồng để phù hợp với mục đích ủy quyền và sự đồng thuận giữa các bên.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

(Hai nơi)

 

Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm….., tại ……………….. ………………………, tôi là: …………………………………… 

Bên uỷ quyền (sau đây gọi là bên A):

Ông/Bà: …………………………………………

Sinh năm:  …………

Hộ chiếu số: ……………………

Quốc tịch: ……………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

và được sự đồng ý của bên được ủy quyền.

Bên được uỷ quyền (sau đây gọi là bên B):

Ông/Bà: …………

Sinh năm:  …………             CMND:  ………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………

 

NỘI DUNG ỦY QUYỀN

Bên A và Bên B là đồng chủ sử dụng thửa đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại ……………………………………………………………………………….., theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại…..……………..………………………………………………………………….., theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở số …………………….., có hồ sơ gốc số ……………………….. do UBND ……………………………………….

1

cấp ngày ……/……/.……… Diện tích thửa đất và tài sản gắn liền với đất được ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận nói trên.

Nay, bằng hợp đồng này, Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt Bên A toàn quyền chuyển nhượng phần sử dụng thửa đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất của Bên A nói trên theo quy định của pháp luật. Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán do bên B tự quyết định.

Trong phạm vi ủy quyền ủy quyền bên B được lập, ký các giấy tờ cần thiết và quyết định mọi vấn đề có liên quan mà Bên A không khiếu nại hay thắc mắc gì.

Hợp đồng ủy quyền này không có thù lao.

Thời hạn ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền có giá trị kể từ ngày Bên B ký vào Hợp đồng ủy quyền này tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam và chấm dứt khi bên B thực hiện xong công việc được ủy quyền nói trên.

Cam đoan và ký:

  • Thửa đất và tài sản gắn liền với đất nói trên hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Bên A và Bên B, không có bất kỳ một tranh chấp nào tại thời điểm ký Hợp đồng này.
  • Bên A cam đoan bàn giao toàn bộ chính giấy tờ có liên quan đến thửa đất và tài sản gắn liền với đất nói trên để bên B thực hiện công việc được ủy quyền nói trên.
  • Bên A nhận việc ủy quyền nói trên và cam đoan thực hiện đúng nội dung được ủy quyền và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật những công việc mà mình được ủy quyền.
  • Hai bên tự đọc nguyên văn hợp đồng này, công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này và cùng ký tên dưới dây để làm bằng chứng.

 

 

Bên ủy quyền

(Bên A)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Bên được ủy quyền

(Bên B)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây https://hoadondientu.edu.vn/ đã cung cấp những nội dung đáng chú ý về hợp đồng ủy quyền cùng với đó là những mẫu hợp đồng ủy quyền phổ biến nhất. Hy vọng quý độc giả đã nắm được những thông tin cần thiết về hợp đồng ủy quyền và ứng dụng những hiểu biết trên để tạo ra một bản hợp đồng ủy quyền hoàn chỉnh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*