Hợp đồng điện tử là gì? Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, các giao dịch theo phương thức truyền thống dần chuyển sang giao dịch điện tử, điển hình là sự xuất hiện của hợp đồng điện tử. Với nhiều đặc điểm ưu việt, hợp đồng điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về hợp đồng điện tử.
1. Hợp đồng điện tử là gì?
Căn cứ theo Điều 35, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và một số phương tiện điện tử khác.
Về mặt pháp lý, mặc dù được thể hiện dưới dạng điện tử nhưng hợp đồng điện tử vẫn được pháp luật thừa nhận đảm bảo tính pháp lý. Hợp đồng điện tử vẫn được áp dụng làm căn cứ pháp lý khi một trong hai bên vi phạm những điều khoản trong hợp đồng.
Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng truyền thống.
Điều kiện của hợp đồng điện tử:
- Nội dung của hợp đồng điện tử phải đảm bảo trọn vẹn, không sửa chữa, thay đổi thông tin, chỉ trừ các trường hợp thay đổi hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu trên hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng điện tử phải đảm bảo mở được, đọc và xem bằng phương pháp mã hóa hợp pháp do hai bên thỏa thuận.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Cụ thể, hợp đồng điện tử có thể sử dụng các mẫu khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung như hợp đồng truyền thống:
- Đối tượng hợp đồng.
- Số lượng, chất lượng.
- Giá cả, phương thức thanh toán.
- Thời gian, địa điểm ký hợp đồng.
- Phương thức ký hợp đồng.
- Thời hạn của hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Một số nội dung hợp đồng điện tử bổ sung so với hợp đồng giấy:
- Địa chỉ pháp lý.
- Quy định về quyền truy cập các dữ liệu trên hợp đồng điện tử.
- Quy định về chữ ký điện tử.
- Phương thức thanh toán điện tử.
>> Có thể bạn quan tâm: Quyết toán thuế TNDN theo quy định mới nhất 2021.
2. Ưu và nhược điểm của hợp đồng điện tử
Là hình thức giao dịch cải tiến thay thế cho hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có nhiều điểm ưu việt, đồng thời cũng tồn tại một số điểm hạn chế.
Ưu điểm:
- Giao dịch, ký kết nhanh chóng, thuận tiện.
- Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Thể hiện tính chuyên nghiệp khi giao dịch.
- Đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu.
- Xóa bỏ các rủi ro về mất, cháy, hỏng hợp đồng điện tử.
Hợp đồng điện tử mang lại nhiều lợi ích.
Nhược điểm: Hợp đồng điện tử sẽ gây trở ngại đối với các doanh nghiệp chưa có cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin chưa đáp ứng.
>> Tham khảo: Quy định mới về hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC.
3. Giải pháp Hợp đồng điện tử iContract của ThaisonSoft – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Được cung cấp bởi Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn, giải pháp Hợp đồng điện tử iContract mang đến giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp:
Ký kết hợp đồng điện tử thông qua môi trường internet.
- Tối ưu thời gian – Tiết kiệm chi phí.
- Lưu trữ, tìm kiếm thuận lợi.
- An toàn, bảo mật thông tin.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu.
- Hỗ trợ tăng trưởng doanh thu.
Trên đây là các thông tin cơ bản về hợp đồng điện tử: Hợp đồng điện tử là gì, tính pháp lý, ưu và nhược điểm của hợp đồng điện tử. Để được tư vấn giải pháp hợp đồng điện tử hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi